Ổn dịnh tài chính là diều kiện cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô
13/09/2019
Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng của ổn định tài chính như một điều kiện cần thiết để ổn định kinh tế vĩ
mô do sự gắn kết chặt chẽ giữa hai mục tiêu này. Hệ thống tài chính luôn giữ
vai trò quan trọng trong nền kinh tế với chức năng chủ yếu là kênh huy động và
phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế.
Quang cảnh Hội thảo.
Trong đó, ngân hàng – huyết mạch của
nền kinh tế - là khu vực trung gian tài chính quan trọng nhất cung cấp nguồn
vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng phải luôn thông suốt, hiệu
quả, an toàn để duy trì sự vận hành liên tục các hoạt động kinh tế, góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển và duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngày 13/9/2019, trong khuôn khổ Dự
án Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) “Tăng cường phát triển và lành mạnh hóa khu vực ngân
hàng”, Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ
(SECO) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm
quốc tế về ổn định tài chính và thực trạng triển khai tại Việt Nam”.
Ông
Bùi Huy Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ Ổn định tài chính – tiền tệ phát biểu khai mạc
Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có ông Bùi Huy Thọ,
Phó Vụ trưởng Vụ Ổn định tài chính – tiền tệ NHNN, ông Triệu Quốc Việt, chuyên
gia kinh tế cao cấp WB, ông Jean Francois Bourchard, chuyên gia WB, ông Eugen
Radulescu, Vụ trưởng Vụ Ổn định Tài chính, Ngân hàng Trung ương Romania cùng
cán bộ các Vụ, Cục của NHNN, đại diện các đơn vị của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Bùi
Huy Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ Ổn định tài chính – tiền tệ NHNN cho biết: hệ thống
tài chính vững mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sự phát triển xã hội
và đổi mới công nghệ. Ngược lại, sự bất ổn của hệ thống tài chính có thể gây ra
những hậu quả nặng nề, kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế.
Do tính chất lây lan, sự bất ổn của một định chế tài chính lớn, có tầm quan
trọng trong hệ thống cũng có thể gây rủi ro cho cả hệ thống tài chính, và rộng
hơn là có nguy cơ gây bất ổn đến cả nền kinh tế. Đến nay, các quốc gia đều nhận
thấy vai trò quan trọng của Ngân hàng Trung ương đối với sự ổn định tài chính
bởi vì NHTW có sự tập trung và am hiểu thị trường tài chính, các định chế và cơ
sở hạ tầng tài chính là những vấn đề then chốt để thực hiện chính sách an toàn
vĩ mô nhằm ổn định tài chính.
Ông
Triệu Quốc Việt, Chuyên gia cao cấp của WB.
Giới thiệu về dự án HTKT do WB và
SECO tài trợ, ông Triệu Quốc Việt, Chuyên gia cao cấp của WB nhấn mạnh vai trò
của ổn định tài chính. “Trên thế giới, hầu hết các trường hợp khi khủng hoảng
xảy ra, những người trong cuộc đều rơi vào tình huống bất ngờ dù đội ngũ chuyên
gia hàng đầu đã có phân tích, nhưng chỉ có rất ít cảnh báo chính xác được đưa
ra. Như vậy, không chỉ riêng Việt Nam, mà các nước đều chưa làm đúng hoặc chưa
hiểu đúng vấn đề. Đặc biệt, sau khủng hoảng toàn cầu năm 2007 - 2008, đã có
nhiều bài học được rút ra, các quốc gia đều đi đến nhận thức rằng: nếu không có
một hệ thống cảnh báo đủ tốt thì các đợt sóng thần khủng hoảng nối tiếp nhau sẽ
còn gây ra hậu quả lớn hơn nữa”.
Ông
Eugen Radulescu, Vụ trưởng Vụ Ổn định tiền tệ Rumani.
Đem đến Hội thảo một bức tranh tổng
quan về ổn định tài chính trong bối cảnh toàn cầu, ông Eugen Radulescu, Vụ
trưởng Vụ Ổn định tiền tệ Rumani khẳng định: Ổn định tài chính là điều kiện
tiên quyết đối với thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế, bởi khủng hoảng tài
chính gây tổn hại lớn cho cả nền kinh tế và an sinh của người dân. Tác động do
khủng hoảng tài chính gây ra (thiếu ổn định tài chính) có thể nhìn thấy được từ
các góc độ khác nhau – một trong số đó thể hiện qua chi phí tài khóa. Chi phí
tài khóa do khủng hoảng tài chính tạo ra có thể trực tiếp (xuất phát từ việc
can thiệp trực tiếp của Chính phủ) và gián tiếp (xuất phát từ tác động tiêu cực
lên điểm cân bằng kinh tế vĩ mô). Ông cũng chia sẻ những kinh nghiệm và mô hình
mà Rumani áp dụng thành công trong thời gian qua.
Thoa
Lê
Ảnh:
Mạnh Thắng
Comments
Post a Comment