[LƯU Ý] NHỮNG NGÀY ĐẦU ĐI LÀM NGÂN HÀNG


22713
Tình hình là tháng rồi và tháng này chắc nhiều bạn nhận việc ở bank, có người có kinh nghiệm rồi, có bạn là mới tinh. Nên anh chia sẻ 1 vài điều sau đây để sống sót thời gian đầu:
  • Để lấy lòng ai đó, con đường đi qua dạ dày là nhanh nhất. Mời đi ăn, mua về cơ quan ăn chung, mua để mời ăn riêng... Bạn sẽ có nhiều cách khéo léo để mời. Đây là khoản đầu tư ban đầu, nên chịu khó 1 chút. Còn tinh ý thì mua món mà họ thích, thì càng lấy điểm. Khoản này thì các chị em rất thích.
  • Không nhiều chuyện bép xép. Phàm thấy khu vực nào đang 8 để nói xấu 1 ai đó và nhất là Sếp thì nên tránh xa ra. Nếu lỡ ngồi ngay khu vực mà không thể chạy đi đâu thì 1 là ngó lơ, 2 là cười mĩm mĩm, không bàn không nói gì cả nhé. Nhất là mấy cái đoạn Sếp khó Sếp âm trì, là mình hùa theo "trời ơi, em mới vào mà thấy Sếp không nói gì với em hết. Sếp cứ nhìn em mặt đâm đâm muốn ăn tươi nuốt sống em!". Càng không nên bàn chuyện đời tư của Sếp và cả các anh chị đồng nghiệp trong phòng. Như các chuyện tế nhị, sao chưa chồng, chưa con, sao ly dị, sao làm bao năm mà không mua nổi cái nhà,...
  • Như lưu ý trên, vì nơi công sở rất nhiều phe. Không thể nào biết được phe địch phe ta. Người nói nói cười cười thân thiết với bạn hôm nay nhưng có thể lật kèo méc Sếp hay đi đồn với cả cơ quan là "nó mới vào mà dở, không biết điều". Hãy tập trung đọc tài liệu, nghiên cứu sản phẩm, xem lại hồ sơ cũ,....
  • Hãy nắm và làm quen một ai đó để làm Sư huynh, Sư tỉ chỉ dạy cho mình. Còn cách và khả năng ứng xử như thể nào thì tùy các bạn. Giống như câu chuyện đi đám cưới, đi 1 mình rất chán mà đi đi 2 mình thôi ngồi cũng vui có chuyện để nói. Đi làm cũng vậy, cần có người chia sẻ kinh nghiệm cho mình.
  • Chịu khó làm cả những việc vặt, đừng cao có khó chịu. Hãy bỏ cái tôi. Hãy quên đi mình là công tử tiểu thư ở nhà, được ba mẹ lo tất nhé!

Vài lưu ý nhỏ thôi, từ từ anh chia sẻ nhiều nữa


[SINH TỒN NƠI CÔNG SỞ] NHỮNG NGÀY ĐẦU LÀM NGÂN HÀNG – PHẦN 2

23284

[SINH TỒN NƠI CÔNG SỞ] NHỮNG NGÀY ĐẦU LÀM NGÂN HÀNG – PHẦN 2

Sau bài viết đầu tiên của anh https://ub.com.vn/threads/luu-y-nhung-ngay-dau-di-lam-ngan-hang-phan-1.260515/, khá nhiều bạn inbox về việc làm sao bắt chuyện và làm quen với phòng.



CON ĐƯỜNG QUA DẠ DÀY.



Con đường qua dạ dày thì khỏi phải bàn, ăn uống làm cho con người ta vui vẻ hẳn ra. Nhưng có phải cứ mua đồ ăn về là coi như chúng ta có thể lấy lòng hết tất cả mọi người. Sai. Nếu chúng ta không khéo léo, có thể gây họa cho bản thân khi làm việc này. Nên hãy lưu ý những điều sau:

+ Cần nắm rõ quy định của phòng có cho phép đem đồ ăn vào không, vì ta không xin phép hay để ý phép tắc… dễ bị Sếp làm 1 trận là giờ làm việc mà lo ăn uống. Nhất là vô tình mua các đồ nặng mùi vào phòng máy lạnh. Cần kham khảo thông tin từ các anh chị trong phòng.

+ Mua gì về mời ăn?Trái cây và bánh ngọt luôn là ưu tiên hàng đầu. Vậy mua về để khơi khơi ở đâu đó và hét lên thật to “ăn đi cả phòng ơi”, đảm bảo mất điểm như chơi. Nên chịu khó bánh trái thì tách riêng ra rồi đi mời mọi người, miệng mĩm cười nói “dạ em mời anh chị ăn, hôm nay em ra mắt với phòng, mong anh chị chỉ dạy em!” (cái này anh gợi ý, các nói tùy các em, nhưng cứ bám cái sườn này vì trọng tâm: EM LÀ LÍNH MỚI, XIN ANH CHỊ NHẸ NHẸ TAY, THƯƠNG EM ÚT DÙM). Kèm theo ánh mắt lung linh dễ chịu như 1 con mèo … à con nai tơ ngơ ngác vì vào động cáo… à, à… lạc giữa cánh đồng hoa.

+ Các tốt nhất là nên nhờ 1 chị (chị ngon cành đào hơn anh), dẫn đi khắp phòng làm quen. Phòng nhỏ thì dễ, phòng to thì hơi mệ. Còn mời cả chi nhánh nữa cũng xỉu. Nhưng chịu khó quan sát ban đầu và mình làm quen dần.

+ Nếu là chi nhánh thì nên làm quen các anh chị bảo vệ và cả chị lao công, vì cái đó là nơi có nhiều thông tin dễ hỏi nhất. Không tin thì các em cứ làm thử. Còn làm quen với các anh chị bảo vệ lao công như thế nào thì cũng như trên hoặc tùy cách. Ăn 1 cái, cười 1 cái hề hề rồi bảo “Em mới vào, chưa quen nước quen cái, nhờ các anh chị hỗ trợ em!”. Vì thật ra có khi tên và mặt của mọi người cùng với lãnh đạo tại cơ quan mình không biết hết. Không lẻ lại hỏi trực diện “anh/chị ở phòng ban nào vậy?”. Hỏi mà ngay Sếp là độn thổ không kịp nhe! Vì nhiều Sếp cũng tự ái khá cao, lính là phải tự động biết TÔI LÀ SẾP Ở ĐÂY, TÔI LÀ SẾP PHÒNG NÀY. Nên mình làm lính, chịu khó biết mặt biết tên hết các Sếp, gặp thì chào hỏi để có ấn tượng. Có khi sau này nhân duyên, đang làm phòng này chuyển qua phòng khác mà Sếp phòng đó đã có ấn tượng tốt với mình thì nhẹ đầu nữa.

+ Nếu anh chị trong phòng từ chối không ăn thì đừng ép quá. Đi 1 vòng rồi thì mời lại 1 lần, nếu vẫn không thì bỏ vì có thể thứ mình mua họ không thích ăn hoặc ngại ăn. Có khi họ làm ra vẻ 1 chút để giữ hình ảnh, chứ có khi lên bàn ăn lại là đôi đũa vàng.

+ Chi tiết nữa thì chịu khó biết anh đó, chị đó thích ăn món đó thì quá tuyệt. Mình mời hay tặng họ, họ sẽ ngạc nhiên vô cùng sao lại để ý đến thế. Cái này thì tùy, thích thì làm, không thì thui vì mình còn tập trung công việc chuyên môn. Lo để ý từng người quá hết thời gian làm việc rồi. Nhưng áp dụng cho Sếp thì không thừa đâu kakaka. Vì cửa ải của Sếp là vô cùng lớn, thành hay bại 1 phần ở đây.

+ Buổi trưa hoặc chiều nếu cả phòng cùng nhau đi ăn, thì khéo léo xin phép Sếp và các anh chị trong phòng em đãi chầu này. Mà nhớ là hỏi trước chầu này ăn ở đâu, ăn nhè nhẹ thôi, chứ nặng tiền quá thì tiền đâu mà chịu nổi. Cái này cần tham vấn anh chị trong phòng mà mình thấy dễ chịu và hướng dẫn mình. Ăn buffet là gợi ý tối ưu nhất của anh, vì ai thích ăn gì thì lấy.



ĐỪNG KIỆM LỜI KHEN, HÃY CHẠM VÀO TRÁI TIM.



Nhiều bạn rất rung và sợ khi nói chuyện với các anh chị trong phòng. Mà anh thấy có gì đâu, ai cũng có tai có miệng có mắt y như mình, có phải cọp đâu mà sợ dữ vậy. Nếu khác giới thì độ thoải mái sẽ cao hơn là cùng giới. Nhưng thường cánh đàn ông thì vô tư hơn, kéo đi nhậu là xong thế là anh anh em em. Còn cánh phụ nữ công sở là phức tạp nhất, nên nhớ NƠI NÀO ĐÔNG NỮ LÀ NƠI ĐÓ CỰC KỲ PHỨC TẠP. Cách anh thường chia sẻ là:

+ Hãy chọn thời điểm thích hợp để hỏi, không nên hỏi khi anh/chị đó đang gấp làm hồ sơ hay báo cáo hoặc đang tiếp khách. Có khi ngay ngày đến tháng, hay sáng cải lộn với chồng/vợ, khách chửi, Sếp chửi,… mà hỏi hoài là bị sao quả tạ đè nhé. Nhớ nhìn mặt mà đoán tâm trạng.

+ Cuối giờ là giờ giãn nhất để hỏi, nên gài các câu hỏi như sau “Cái này em không biết làm, mà thấy anh/chị làm sao hay quá!?”, “Em mới vào rung và hồi hộp quá, làm sai tới sai lui mà thấy anh chị gọn hơ à. Anh/chị chỉ em với”. Nếu thấy trễ quá thì chịu khó nói “Anh/chị có cần em tiếp gì không?” (hạn chế hỏi Yes/No kiểu này, vì thường sẽ chọn là NO), “Anh/chị để em phụ 1 tay (việc gì đang dở) cho kịp về với bé nha!” (nhất là các chị). “Đi làm vài ly anh ơi!” (các anh có khi lại thích).



Giao tiếp có sức mạnh ghê gớm để đánh giá sự thành công thất bại của bạn, đừng đổ cho mình làm back hay sale. Hãy nói chuyện 1 cách thành tâm, nở nụ cười, mặt sáng (giãn ra), và hãy dùng những câu từ chạm vào trái tim người khác. Vì ai cũng có góc khuất tâm trạng cần giải bày nhưng chỉ là họ không nói ra cho bạn nghe, nhất là 1 đứa lạ quắc lạ quơ.

+ Có khi mình nói để em giúp chị làm cho kịp về với bé, thế là chị ấy than thở làm cực quá mà không ai giữ bé. Mình hỏi tới công việc nhiều vậy, rồi lại chăm bé nhất là buổi sáng vừa lo cho con vừa phải chạy đi làm kịp giờ. (Khen) “Sao chị hay quá vậy chị, em đây độc thân mà còn đi làm muốn trễ ấy chứ!”.

+ Các anh thì đơn giản hơn, họ thích những buổi chém gió trên bàn nhậu hơn vì có bia thì dễ nói chuyện và thổ lộ tâm sự lắm, cái này thì tùy cơ ứng biến như nói trên. Trong nghề anh cũng từng đi nhậu nhiều lắm, nhưng cách không bày đâu vì anh không phải cao thủ khoản này.



Không cần lấy lòng hết cả phòng, không cần bắt chuyện thân thiết hết mọi người, mình thời gian đầu tập trung những ai dễ chịu nhất với mình. Nếu làm Sale mà kéo số về tiếp anh chị nữa thì lại lấy được điểm cao. Khi đó bạn trở thành người có giá trị.



Hôm nay viết khá lan man, nên các em sắc gọn các ý anh tô đậm nhé!

Chúc chúng ta tồn tại nơi công sở .... khỏe!



TỒN TẠI NƠI CÔNG SỞ [PHẦN 3] - LÝ DO VÌ SAO BỊ GHÉT

23309

Công sở nói chung và ngân hàng nói riêng thì như một thế giới xã hội thu nhỏ, có người cao người thấp, có người tóc dài người tóc ngắn. Như một vở kịch hàng ngày có bi có hài, có khóc thét và đôi khi nhiều thủ đoạn đầy kịch tích.

Nhiều khi thấy để người ta thương thì rất khó, nhưng để bị ghét thì rất dễ mà đôi khi ghét một cách vô căn cứ. Thường câu chuyện này sẽ rơi vào những người mới vào và đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Đọc để rút lấy kinh nghiệm.

1. Ghét vì xinh, vì đẹp: Bỗng một ngày văn phòng xuất hiện 1 người đẹp. Trai hay gái cũng vậy, bổng dưng cả cơ quan xôn xao bàn tán để tập trung người mới đó. Bổng dưng có 1 tốp người cũ (thường là cánh phụ nữ) tự động hình thành 1 hội những người chê con đó, thằng đó mặt dù chưa biết họ ra sao. Thế là hội này đồng loại ghét người đó luôn.

2. Ghét vì học trường cao, bằng giỏi và có khi là du học mới về.

3. Ghét vì chưa vào làm, mà Sếp giới thiệu như 1 nhân tài kiệt xuất. Khó khăn lắm mới tuyển về.

4. Ghét vì là dân tỉnh lẻ lên thành thị đua đòi. Hay như mặc đồ quê mùa. Ghét vì giọng nói. Cái này về sau này cũng ít dần nhưng không phải không có.

5. Ghét vì mới vào không chịu chào hỏi, hỏi gì cũng im như hến. Nhờ gì cũng không làm. Không chịu hòa nhập, còn lại hay trốn chơi game. Đi trễ về sớm, mặc đồ luộm thuộm. Góp ý thì không lắng nghe. Nhất là các bạn Nam nhiều khi hút thuốc quá mức ảnh hưởng đến không gian chung nơi công sở.

6. Ghét vì liên tục làm gì cũng được khen, mới vào giành nhiều giải thường của phòng, của đơn vị. Mới về nên rất vô tư, muốn cống hiến hết mình. Nhưng không biết rằng cả phòng đã làm tà tà bao năm nay, mình vào làm như vậy Sếp quay qua nói những người trong phòng phải phấn đấu như mình, phải thế này phải thế kia. Thế là bổng dưng bị cô lập, mày muốn Best Saler à, cho Best 1 mình luôn. Nhờ gì không ai hỗ trợ đâu nhé. Nên mới vào phải ngó trước ngó sau, nằm rõ tình hình địch ta chiến sự mà còn biết đường chiến đấu.

7. Ghét vì liên tục làm sai. Đã chỉ rồi vẫn làm sai nốt, phải khiến cho cả phòng vắt giò lên cổ mà chạy. Lỗi này thì đôi khi cũng do mình, hóng ha hóng hớt làm sai bị nhắc nhở liên tục. Mà nhiều khi không biết gì thì bắt làm nên làm sai là phải. Đoạn này thì ai cũng có lý lẻ của mình. Nhưng vô tình rơi vào tình thế rất căng thẳng. Có khi ám ảnh đến mức chưa làm mà đã nghĩ mình sẽ làm sai thì y như làm sai. Thế là bị la mắng và bị ghét tiếp. Muốn gỡ cái này cần 1 người hỗ trợ và tự bản thân cố gắng vượt qua khỏi áp lực tinh thần này.

8. Ghét vì sau tự dưng đang làm bank to mà về bank nhỏ này làm chi vậy? Nhất là đang làm Big4 tự dưng về bank bé tẻo teo. Hay như xưa biết là đang học việc thử việc bên kia mà giờ bên đây, có khi bị truy ra sao vậy? Đoạn này thì đúng là khó hiểu lắm luôn.

9. Ghét vì chả lý do gì để ghét. Có thể bị ấn tượng do những người trước đó vào cơ quan được 1 2 tháng đã bỏ của chạy lấy người. Nên tới lượt mình chưa làm gì cả cũng bị cô lập luôn. Hỏi gì cũng không được trả lời. Nhờ hỗ trợ chỉ dạy gì cũng không có ai nói. Nói chung là phải tự bơi thôi. Đây là câu chuyện rất thật. Vì rất nhiều anh chị làm bank chia sẻ, ngày xưa cũng nhiệt tình với các em mới vào làm. Nhưng mới vài tháng thì đã nghỉ. Mà nghỉ rồi còn quay qua nói xấu mình, nói mình không chỉ nó. Ăn hiếp nó rồi dạy sai này nọ. Nên khiến cho các banker này cũng tự đâm ra nản là mình đang làm chuyện dư hơi. Nên thiệt thòi cho những em sau vì họ đã mất lửa, họ không muốn chỉ dạy và hỗ trợ gì nữa. Kiểu thôi mạnh ai nấy sống cho lành. Ghét thì cũng không ghét gì cho lắm.

10. Trong công sở, ngoài Sếp ra thường trong phòng sẽ có 1 LEADER không chức danh. Người này cũng là nhân viên bình thường như bao người khác. Nhưng tiếng nói rất có trọng lượng, mọi người đều nể nang và nghe theo. Nên nhiều khi mới vào, mình không biết lại chọc ngay tổ kiến lửa. Thế là mệnh lệnh được đưa ra là cả phòng đồng loạt cô lập bạn.

11. Ghét vì mới vào mà lương cao hơn người cũ từ 1 đến 500k. Hiện nay một số bank tạo cơ chế lương mà người mới vào lương cao hơn người có thâm niên tại đơn vị. Khiến cho bất mãn ngầm diễn ra, nên lương luôn là tuyệt đối bí mật. Nhưng không biết vô tình hay hữu ý mà thông tin này xì ra thì những người có thâm niên họ sẽ rất tức giận. Và con mắt sẽ soi kiểu "để coi, lương hơn tao mà làm giỏi hơn tao không?".

12. Ghét vì muốn bạn biến đi để họ trở thành người quan trọng trong mắt Sếp. Công sở là nơi căng thẳng cho cuộc đua các vị trí cao hơn. Nếu loại bỏ được đối thủ, xây dựng phe cách để vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi hoặc làm suy yếu bạn thì chuyện này không hiếm. Trước mặt cười nói anh anh em em, chị chị em em nhưng sau lưng là những tình huống chơi bẩn với mình. Nói xấu mình với Sếp, với đồng nghiệp. Gắng moi móc chuyện đời tư ra mà nói. Đây là cuộc chiến khá căng não. Ai mà hiền hiền là bị ép cho đến mức điên cả đầu. Nên thật tình khuyên đừng hiền lành giữa bầy sói. Hãy là con sư tử khiến cho bầy sói không dám làm gì mình. Hiền thì bị đè đầu cởi cổ mà ăn hiếp thôi. Đời mà. Quên đi có sói ca hay Chủ tịch nào đó ra tay cứu giúp mình, quên đi những chuyện cổ tích đi. Hãy tự mình cứu mình thôi!

Tạm thời liệt kê ra nhiêu đây, sẽ cập nhật tiếp!

#MinSU


LIST BÀI VIẾT

BỎ CUỘC VÌ NHỮNG LÝ DO LÃNG XẸT:
HOT - BỎ CUỘC VÌ NHỮNG LÝ DO LÃNG XẸT

TẠI SAO TÔI LÀ NGƯỜI HUY ĐỘNG GIỎI NHẤT!?: HOT - TẠI SAO TÔI LÀ NGƯỜI HUY ĐỘNG GIỎI NHẤT!?

BẠN ĐANG SỐNG CHO CHÍNH MÌNH, HAY SỐNG CHO NGƯỜI KHÁC XEM?: https://ub.com.vn/threads/ban-dang-song-cho-chinh-minh-hay-song-cho-nguoi-khac-xem.260349/#post-934428

[LƯU Ý] NHỮNG NGÀY ĐẦU ĐI LÀM NGÂN HÀNG- PHẦN 1: HOT - [LƯU Ý] NHỮNG NGÀY ĐẦU ĐI LÀM NGÂN HÀNG- PHẦN 1

[SINH TỒN NƠI CÔNG SỞ] NHỮNG NGÀY ĐẦU LÀM NGÂN HÀNG – PHẦN 2: HOT - [SINH TỒN NƠI CÔNG SỞ] NHỮNG NGÀY ĐẦU LÀM NGÂN HÀNG – PHẦN 2

NỘP HOÀI KHÔNG THẤY HỒI ÂM. DO MÌNH HAY DO BANK?: Review - NỘP HOÀI KHÔNG THẤY HỒI ÂM. DO MÌNH HAY DO BANK?

"EM SỢ CHỈ TIÊU, THÔI CHẮC EM KHÔNG LÀM BANK NÀY ĐÂU!": HOT - "EM SỢ CHỈ TIÊU, THÔI CHẮC EM KHÔNG LÀM BANK NÀY ĐÂU!"

[Phỏng Vấn] MỨC LƯƠNG MONG MUỐN CỦA BẠN LÀ BAO NHIÊU?: Review - [Phỏng Vấn] MỨC LƯƠNG MONG MUỐN CỦA BẠN LÀ BAO NHIÊU?

"Em đang có bầu đi phỏng vấn được không?": HOT - "Em đang có bầu đi phỏng vấn được không?"

LÀM NGÂN HÀNG NÀO ĐÂY (2019): Review - LÀM NGÂN HÀNG NÀO ĐÂY (2019)

THU NHẬP GIAO DỊCH VIÊN HDBank 2019: HOT - THU NHẬP GIAO DỊCH VIÊN HDBank 2019

CHUẨN BỊ VÀO NGHỀ BANK - NHỮNG SAI LẦM NGU NGỐC: HOT - CHUẨN BỊ VÀO NGHỀ BANK - NHỮNG SAI LẦM NGU NGỐC

DUYÊN NGHỀ, NGHIỆP BANK: HOT - DUYÊN NGHỀ, NGHIỆP BANK.

SINH VIÊN LÀM GÌ ĐỂ SAU NÀY RA TRƯỜNG LÀM NGÂN HÀNG?: HOT - SINH VIÊN LÀM GÌ ĐỂ SAU NÀY RA TRƯỜNG LÀM NGÂN HÀNG?

TÔI THẤY MÌNH VÔ DỤNG!: Tâm sự - TÔI THẤY MÌNH VÔ DỤNG!

KỸ NĂNG TỪ CHỐI: Review - KỸ NĂNG TỪ CHỐI

KHOẢN THỜI GIAN CHỜ TỐT NGHIỆP, BẠN LÀM GÌ?: HOT - KHOẢN THỜI GIAN CHỜ TỐT NGHIỆP, BẠN LÀM GÌ?

THU NHẬP GIAO DỊCH VIÊN HDBank 2019: HOT - THU NHẬP GIAO DỊCH VIÊN HDBank 2019

MỤC HÓNG HỚT BANK NHÀ NGƯỜI TA - GIAO DỊCH VIÊN MB 2019: Review - MỤC HÓNG HỚT BANK NHÀ NGƯỜI TA - GIAO DỊCH VIÊN MB 2019

[MỤC HÓNG HỚT BANK NGƯỜI TA] - GIAO DỊCH VIÊN ACB 2019: HOT - [MỤC HÓNG HỚT BANK NGƯỜI TA] - GIAO DỊCH VIÊN ACB 2019

MỤC HÓNG HỚT BANK NHÀ NGƯỜI TA - GIAO DỊCH VIÊN MB 2019: Review - MỤC HÓNG HỚT BANK NHÀ NGƯỜI TA - GIAO DỊCH VIÊN MB 2019


Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu