Vốn ngoại vào ngân hàng: Cuộc dua không dễ chơi
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng,
không khó để nhận ra thời gian gần đây vốn ngoại đã và đang có những tín
hiệu tích cực khi đổ vào các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, vốn ngoại
vào ngân hàng có thực sự “dễ thở” và sẽ giúp ngân hàng vươn cao hơn nữa
hay không đang còn là dấu hỏi.
Ồ ạt "sóng" ngoại
Sau nhiều đồn đoán, BIDV mới đây cho biết sẽ phát hành hơn 603 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank, thu về hơn 20.300 tỷ đồng. Sau phát hành, nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc này sẽ sở hữu 15% cổ phần của BIDV. Trước đó, vào hồi đầu năm, Vietcombank cũng đã phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác GIC của Singapore và Mizuho Bank - một trong những định chế tài chính lớn nhất của Nhật Bản, thu về khoảng 6.200 tỷ đồng (tương đương khoảng 265 triệu USD). Ngoài ra, với VietinBank, ông Kanetsugu Mike, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsubishi UFJ Financial Group - MUFG cho biết, là cổ đông chiến lược của VietinBank, MUFG sẵn sàng hỗ trợ Ngân hàng tăng vốn điều lệ nhằm tạo thuận lợi trong kinh doanh. Đây là việc cấp thiết nên vị lãnh đạo ngân hàng ngoại này còn đề nghị Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh các thương vụ đã thực hiện, nhiều đại diện lãnh đạo các ngân hàng quốc tế đều bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, không chỉ các "ông lớn" ngân hàng thu hút được vốn ngoại mà nhiều ngân hàng tầm trung, ngân hàng nhỏ cũng nhận được dòng tiền từ nước ngoài. Tiêu biểu như LienVietPostBank, SHB, OCB, VPBank, TPBank, Techcombank… đã tiếp nhận nguồn vốn lên tới hàng trăm triệu USD từ các đối tác quốc tế như: JPMorgan Chase Bank, IIB, IBEC, IFC, Deutsche Bank… Nguyên nhân của sự sôi động này nằm ở những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Việt Nam đã giúp các ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh thuận lợi, bên cạnh đó là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở, chính sách tiền tệ được điều hành ổn định, cổ phiếu ngân hàng luôn có xu hướng "dẫn dắt" thị trường chứng khoán… đã thúc đẩy thu hút dòng tiền nước ngoài đổ vào lĩnh vực ngân hàng tại nước ta.
Theo các chuyên gia tài chính, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) "siết" nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, việc các định chế tài chính nước ngoài cung cấp, dàn xếp các khoản vay hợp đồng đồng tài trợ vốn dài hạn sẽ giải tỏa được áp lực này cho các ngân hàng thương mại trong nước. Ngoài ra, vốn ngoại đổ vào ngân hàng cũng sẽ giải đáp "cơn khát" vốn cho các nhà băng để đáp ứng theo các tiêu chuẩn về an toàn vốn của Basel II, đặc biệt là với 4 "đại gia" ngân hàng thương mại Nhà nước. Hiện hệ số an toàn vốn (CAR) của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank) đang ở sát ngưỡng tối thiểu – xấp xỉ ngưỡng 9%, nhưng các ngân hàng này đang gặp khó khăn trong tăng vốn điều lệ, trong khi tăng trưởng tín dụng lại có tốc độ cao. Chính vì thế, phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài được xem là khả quan nhất.
Hạn chế "room" ngoại
Mặc dù có thể thấy rõ được nhiều lợi ích khi thu hút vốn ngoại cho ngành tài chính – ngân hàng, nhưng đa số nhà băng lại đã cạn "room" ngoại, nghĩa là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt mức tối đa 30% theo quy định. Tiêu biểu như ABBank, TPBank, Eximbank, SCB, VietinBank… đều đã đạt hoặc chạm ngưỡng 30%. Chính vì thế, để có thêm vốn ngoại, đã nhiều lần, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, mức room "chật hẹp" như hiện nay là rào cản khiến các ngân hàng khó tìm nhà đầu tư chiến lược nên kiến nghị nâng room ngân hàng.
Trong một văn bản gửi NHNN cách đây không lâu, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã đề xuất mở room để mời gọi ngân hàng nước ngoài có uy tín (theo tiêu chuẩn mà NHNN ban hành) tham gia nhằm thu hút vốn và công nghệ. Trong đó, với ngân hàng thương mại cổ phần hiệu quả, room ngoại nên là 49%. Còn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019 (VBF), ông Seck Yee Chung, Chủ nhiệm Uỷ ban công nghệ thông tin thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng, ngành ngân hàng Việt Nam đang áp dụng một trong những tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất so với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương trong khu vực. Việc nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ cho phép các ngân hàng huy động vốn quốc tế trong bối cảnh thiếu hụt nguồn vốn trung - dài hạn.
Bên cạnh nhiều ngân hàng cạn room ngoài thì vẫn còn nhiều ngân hàng chưa có nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, các ngân hàng này cũng đang tích cực cải thiện hệ thống, nỗ lực nâng cao khả năng hoạt động nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác. Vì vậy, vào đầu năm nay, nhiều ngân hàng nhỏ và vừa đã đặt kế hoạch tăng vốn bằng cách kêu gọi dòng tiền nước ngoài. Có thể nói, ngân hàng vẫn đang là lĩnh vực rất thu hút nhưng điều quan trọng là các nhà băng làm thế nào để tạo sức hút đối với những nhà đầu tư hiệu quả, các cơ quan quản lý nên tiếp tục có chính sách cởi mở ra sao để giúp các ngân hàng mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài, sau đó là việc làm thế nào để có thể sử dụng dòng tiền một cách thận trọng, phù hợp cho tăng trưởng? Vì thế, "làn sóng" thu hút vốn ngoại đang rất sôi động, nhưng không hề dễ chơi nếu không tìm được hướng đi đúng đắn.
Ồ ạt "sóng" ngoại
Sau nhiều đồn đoán, BIDV mới đây cho biết sẽ phát hành hơn 603 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank, thu về hơn 20.300 tỷ đồng. Sau phát hành, nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc này sẽ sở hữu 15% cổ phần của BIDV. Trước đó, vào hồi đầu năm, Vietcombank cũng đã phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác GIC của Singapore và Mizuho Bank - một trong những định chế tài chính lớn nhất của Nhật Bản, thu về khoảng 6.200 tỷ đồng (tương đương khoảng 265 triệu USD). Ngoài ra, với VietinBank, ông Kanetsugu Mike, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsubishi UFJ Financial Group - MUFG cho biết, là cổ đông chiến lược của VietinBank, MUFG sẵn sàng hỗ trợ Ngân hàng tăng vốn điều lệ nhằm tạo thuận lợi trong kinh doanh. Đây là việc cấp thiết nên vị lãnh đạo ngân hàng ngoại này còn đề nghị Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh các thương vụ đã thực hiện, nhiều đại diện lãnh đạo các ngân hàng quốc tế đều bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, không chỉ các "ông lớn" ngân hàng thu hút được vốn ngoại mà nhiều ngân hàng tầm trung, ngân hàng nhỏ cũng nhận được dòng tiền từ nước ngoài. Tiêu biểu như LienVietPostBank, SHB, OCB, VPBank, TPBank, Techcombank… đã tiếp nhận nguồn vốn lên tới hàng trăm triệu USD từ các đối tác quốc tế như: JPMorgan Chase Bank, IIB, IBEC, IFC, Deutsche Bank… Nguyên nhân của sự sôi động này nằm ở những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Việt Nam đã giúp các ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh thuận lợi, bên cạnh đó là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở, chính sách tiền tệ được điều hành ổn định, cổ phiếu ngân hàng luôn có xu hướng "dẫn dắt" thị trường chứng khoán… đã thúc đẩy thu hút dòng tiền nước ngoài đổ vào lĩnh vực ngân hàng tại nước ta.
Theo các chuyên gia tài chính, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) "siết" nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, việc các định chế tài chính nước ngoài cung cấp, dàn xếp các khoản vay hợp đồng đồng tài trợ vốn dài hạn sẽ giải tỏa được áp lực này cho các ngân hàng thương mại trong nước. Ngoài ra, vốn ngoại đổ vào ngân hàng cũng sẽ giải đáp "cơn khát" vốn cho các nhà băng để đáp ứng theo các tiêu chuẩn về an toàn vốn của Basel II, đặc biệt là với 4 "đại gia" ngân hàng thương mại Nhà nước. Hiện hệ số an toàn vốn (CAR) của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank) đang ở sát ngưỡng tối thiểu – xấp xỉ ngưỡng 9%, nhưng các ngân hàng này đang gặp khó khăn trong tăng vốn điều lệ, trong khi tăng trưởng tín dụng lại có tốc độ cao. Chính vì thế, phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài được xem là khả quan nhất.
Hạn chế "room" ngoại
Mặc dù có thể thấy rõ được nhiều lợi ích khi thu hút vốn ngoại cho ngành tài chính – ngân hàng, nhưng đa số nhà băng lại đã cạn "room" ngoại, nghĩa là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt mức tối đa 30% theo quy định. Tiêu biểu như ABBank, TPBank, Eximbank, SCB, VietinBank… đều đã đạt hoặc chạm ngưỡng 30%. Chính vì thế, để có thêm vốn ngoại, đã nhiều lần, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, mức room "chật hẹp" như hiện nay là rào cản khiến các ngân hàng khó tìm nhà đầu tư chiến lược nên kiến nghị nâng room ngân hàng.
Trong một văn bản gửi NHNN cách đây không lâu, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã đề xuất mở room để mời gọi ngân hàng nước ngoài có uy tín (theo tiêu chuẩn mà NHNN ban hành) tham gia nhằm thu hút vốn và công nghệ. Trong đó, với ngân hàng thương mại cổ phần hiệu quả, room ngoại nên là 49%. Còn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019 (VBF), ông Seck Yee Chung, Chủ nhiệm Uỷ ban công nghệ thông tin thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng, ngành ngân hàng Việt Nam đang áp dụng một trong những tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất so với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương trong khu vực. Việc nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ cho phép các ngân hàng huy động vốn quốc tế trong bối cảnh thiếu hụt nguồn vốn trung - dài hạn.
Bên cạnh nhiều ngân hàng cạn room ngoài thì vẫn còn nhiều ngân hàng chưa có nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, các ngân hàng này cũng đang tích cực cải thiện hệ thống, nỗ lực nâng cao khả năng hoạt động nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác. Vì vậy, vào đầu năm nay, nhiều ngân hàng nhỏ và vừa đã đặt kế hoạch tăng vốn bằng cách kêu gọi dòng tiền nước ngoài. Có thể nói, ngân hàng vẫn đang là lĩnh vực rất thu hút nhưng điều quan trọng là các nhà băng làm thế nào để tạo sức hút đối với những nhà đầu tư hiệu quả, các cơ quan quản lý nên tiếp tục có chính sách cởi mở ra sao để giúp các ngân hàng mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài, sau đó là việc làm thế nào để có thể sử dụng dòng tiền một cách thận trọng, phù hợp cho tăng trưởng? Vì thế, "làn sóng" thu hút vốn ngoại đang rất sôi động, nhưng không hề dễ chơi nếu không tìm được hướng đi đúng đắn.
Theo Hương Dịu
Hải quan
Hải quan
Comments
Post a Comment