Dồng tiền Việt Nam trước nghịch cảnh
Có thể họ đến tìm hiểu một cách bình thường, hoặc do tính chất chuyến đến, hoặc nằm trong nguyên tắc nào đó.
Tính chất quan trọng được nhìn nhận ở ảnh hưởng đến khía cạnh, lĩnh vực hoặc biểu hiện ra bên ngoài của một hiện tượng nào đó được để ý.
Xuyên “sàn lịch sử”
Nếu theo dõi tỷ giá USD/VND khoảng vài chục năm trở lại đây, người quan tâm có thể nhận thấy một hiện tượng diễn ra gần đây.
Suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam có dự trữ ngoại hối mỏng, mục tiêu mua vào ngoại tệ và gia tăng nguồn lực này đặt ra thường trực.
Trong khoảng vài chục năm đó, đợt mua vào lớn và khởi đầu được ghi nhận vào năm 2007, để rồi sau đó đầu 2008 Ngân hàng Nhà nước phải phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc hút bớt tiền về vì lo ngại lạm phát. Nhưng cách thức mua, giá mua khi đó không định hình tính cố định hoặc khuôn mẫu nào cho sau này.
Những năm gần đây, nhất là sau khi cơ chế tỷ giá trung tâm ra đời (từ đầu năm 2016), hoạt động mua vào ngoại tệ diễn ra đều đặn hơn. Suốt từ đó, mức giá mua vào USD mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết trở thành “mức sàn” trên thị trường liên ngân hàng.
Cả trong trường hợp nhà điều hành triển khai phái sinh mua kỳ hạn, thị trường chưa từng ghi nhận tỷ giá USD/VND trên liên ngân hàng xuyên thủng “mức sàn” đó, cứ chạm là nằm im hoặc bật lên.
Nhưng, thời gian gần đây, báo cáo của một số tổ chức tham gia thị trường cho thấy, mức giá USD giao dịch giữa các thành viên nhiều lần xuyên thủng mốc 23.200 VND - mức giá Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào, thậm chí xuyên hẳn xuống 23.192 VND.
Là hiện tượng tỷ giá xuyên “sàn lịch sử”, diễn ra nhiều phiên trở thành quen. Còn lại là câu hỏi vì sao rơi xuống dưới mốc đó, và Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào ngoại tệ cầm chừng?
Nghịch cảnh…
Tác động đến tỷ giá trực tiếp là lãi suất. Trong tháng 8 vừa qua, lãi suất VND trên các thị trường lại có xu hướng tăng lên. Diễn biến này như một nghịch cảnh.
Cũng trong tháng 8, thống kê sơ bộ cho thấy đã có tới 19 ngân hàng trung ương trên thế giới giảm lãi suất; trong đó có “ông lớn” như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), hoặc gần gũi và khá tương đồng trong cạnh tranh thương mại ở một số quốc gia khu vực ASEAN…
Tuần qua, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng là thị trường cận kề mà Việt Nam nhập siêu triền miên mức độ lớn, được bơm lượng tiền lớn, khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quyết định hạ dự trữ bắt buộc, được xem như một động thái nới lỏng.
Tại Việt Nam, dự trữ bắt buộc nhiều năm qua không được dùng đến - xét ở nghĩa có điều chỉnh. Một phần các mức áp đã thấp nhất cũng trong nhiều năm. Mặt khác, nhà điều hành có khẩu vị điều tiết lượng, thận trọng trong sử dụng các công cụ truyền thống và thường có sức nặng như dự trữ bắt buộc, các lãi suất điều hành.
Lãi suất cũng vậy. Các lãi suất điều hành, lãi suất trên thị trường mở, tại Việt Nam vẫn đứng im trong bối cảnh trên.
Thậm chí, với nghịch cảnh trên, đặc biệt là khi nhiều đồng tiền trên thế giới, đặc biệt là nhân dân tệ giảm mạnh, lãi suất tại Việt Nam lại tăng dẫn đến đồng tiền Việt Nam lên giá, tỷ giá phản ánh điểm đó.
Liên hệ với hiện tượng trên, vì sao tỷ giá trên liên ngân hàng vẫn “xuyên sàn”, Ngân hàng Nhà nước thay đổi khẩu vị mua vào thế nào mà lượng tiền đồng đưa ra hạn chế? Thông thường, khi nhà điều hành mua vào ngoại tệ lượng lớn và mua đều, lượng tiền đồng cung ứng sẽ tỏa và ngấm ra thị trường giúp bình ổn/thậm chí đè lãi suất.
Trường hợp cung ngoại tệ quá nhiều, nghiệp vụ mua vào có thể sử dụng sản phẩm phái sinh, mua kỳ hạn để giãn ra mà vẫn lái được tỷ giá liên ngân hàng vào điểm mục tiêu.
Hoặc, trong cuộc, Ngân hàng Nhà nước nắm rõ nguồn ngoại tệ bán ra như thế nào. Ví như việc bán ra có thể dẫn tới âm trạng thái lớn tại một số thành viên đang “khát” VND, nên hạn chế mua vào.
Dù tình huống nào, như trên, tỷ giá trên liên ngân hàng vẫn có những phiên “xuyên sàn”; nghịch cảnh lãi suất tăng diễn ra, mà nhà điều hành đã phải dùng biện pháp hành chính là văn bản khuyến cáo các thành viên về lãi suất huy động vừa qua.
Cơ bản vẫn ổn
Năm 2019 đang dần khác biệt. Nếu 2017 và 2018, khi kinh tế có dấu hiệu khó khăn hoặc tăng trưởng chậm lại, Chính phủ nhiều lần đặt vấn đề nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, hoặc yêu cầu tìm biện pháp giảm lãi suất. Năm nay những đề nghị, yêu cầu đó không thấy đặt ra như trước, nhất là thời gian gần đây.
Thay vào đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây, thông điệp đưa ra: năm nay có khả năng hoàn thành, hoàn thành vượt kế hoạch cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Hay tại phiên họp thường kỳ tháng 8 tuần qua, Chính phủ dự tính tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt mức cận cao của chỉ tiêu…
Với những thông tin đó, kinh tế vĩ mô cơ bản vẫn ổn, đặc biệt là đặt trong yếu tố “nghịch cảnh” so với xung quanh (nhiều nước vừa giảm lãi suất, giảm giá đồng nội tệ hỗ trợ xuất khẩu, cạnh tranh thương mại), mà không nhấn mạnh đến yêu cầu về điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Dĩ nhiên lãi suất, tỷ giá còn phải hài hòa với nhiều cân đối khác, mà ổn định có thể là lựa chọn ưu tiên.
Như lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng có lần ví von trước đây, điều hành chính sách tiền tệ theo yêu cầu đảm bảo đa mục tiêu giống như nhảy cùng lúc các điệu nhạc khác nhau.
Hiện tại, như trên, khi đón khách nước ngoài có tính chất quan trọng về kinh tế, “một điệu nhạc” khác nữa có thể xen vào yêu cầu cân đối đa mục tiêu đó. Lắc lư cũng là một lựa chọn, khi không thể nhảy đúng cùng lúc với tất cả điệu nhạc.
Tính chất quan trọng được nhìn nhận ở ảnh hưởng đến khía cạnh, lĩnh vực hoặc biểu hiện ra bên ngoài của một hiện tượng nào đó được để ý.
Xuyên “sàn lịch sử”
Nếu theo dõi tỷ giá USD/VND khoảng vài chục năm trở lại đây, người quan tâm có thể nhận thấy một hiện tượng diễn ra gần đây.
Suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam có dự trữ ngoại hối mỏng, mục tiêu mua vào ngoại tệ và gia tăng nguồn lực này đặt ra thường trực.
Trong khoảng vài chục năm đó, đợt mua vào lớn và khởi đầu được ghi nhận vào năm 2007, để rồi sau đó đầu 2008 Ngân hàng Nhà nước phải phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc hút bớt tiền về vì lo ngại lạm phát. Nhưng cách thức mua, giá mua khi đó không định hình tính cố định hoặc khuôn mẫu nào cho sau này.
Những năm gần đây, nhất là sau khi cơ chế tỷ giá trung tâm ra đời (từ đầu năm 2016), hoạt động mua vào ngoại tệ diễn ra đều đặn hơn. Suốt từ đó, mức giá mua vào USD mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết trở thành “mức sàn” trên thị trường liên ngân hàng.
Cả trong trường hợp nhà điều hành triển khai phái sinh mua kỳ hạn, thị trường chưa từng ghi nhận tỷ giá USD/VND trên liên ngân hàng xuyên thủng “mức sàn” đó, cứ chạm là nằm im hoặc bật lên.
Nhưng, thời gian gần đây, báo cáo của một số tổ chức tham gia thị trường cho thấy, mức giá USD giao dịch giữa các thành viên nhiều lần xuyên thủng mốc 23.200 VND - mức giá Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào, thậm chí xuyên hẳn xuống 23.192 VND.
Là hiện tượng tỷ giá xuyên “sàn lịch sử”, diễn ra nhiều phiên trở thành quen. Còn lại là câu hỏi vì sao rơi xuống dưới mốc đó, và Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào ngoại tệ cầm chừng?
Nghịch cảnh…
Tác động đến tỷ giá trực tiếp là lãi suất. Trong tháng 8 vừa qua, lãi suất VND trên các thị trường lại có xu hướng tăng lên. Diễn biến này như một nghịch cảnh.
Cũng trong tháng 8, thống kê sơ bộ cho thấy đã có tới 19 ngân hàng trung ương trên thế giới giảm lãi suất; trong đó có “ông lớn” như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), hoặc gần gũi và khá tương đồng trong cạnh tranh thương mại ở một số quốc gia khu vực ASEAN…
Tuần qua, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng là thị trường cận kề mà Việt Nam nhập siêu triền miên mức độ lớn, được bơm lượng tiền lớn, khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quyết định hạ dự trữ bắt buộc, được xem như một động thái nới lỏng.
Tại Việt Nam, dự trữ bắt buộc nhiều năm qua không được dùng đến - xét ở nghĩa có điều chỉnh. Một phần các mức áp đã thấp nhất cũng trong nhiều năm. Mặt khác, nhà điều hành có khẩu vị điều tiết lượng, thận trọng trong sử dụng các công cụ truyền thống và thường có sức nặng như dự trữ bắt buộc, các lãi suất điều hành.
Lãi suất cũng vậy. Các lãi suất điều hành, lãi suất trên thị trường mở, tại Việt Nam vẫn đứng im trong bối cảnh trên.
Thậm chí, với nghịch cảnh trên, đặc biệt là khi nhiều đồng tiền trên thế giới, đặc biệt là nhân dân tệ giảm mạnh, lãi suất tại Việt Nam lại tăng dẫn đến đồng tiền Việt Nam lên giá, tỷ giá phản ánh điểm đó.
Liên hệ với hiện tượng trên, vì sao tỷ giá trên liên ngân hàng vẫn “xuyên sàn”, Ngân hàng Nhà nước thay đổi khẩu vị mua vào thế nào mà lượng tiền đồng đưa ra hạn chế? Thông thường, khi nhà điều hành mua vào ngoại tệ lượng lớn và mua đều, lượng tiền đồng cung ứng sẽ tỏa và ngấm ra thị trường giúp bình ổn/thậm chí đè lãi suất.
Trường hợp cung ngoại tệ quá nhiều, nghiệp vụ mua vào có thể sử dụng sản phẩm phái sinh, mua kỳ hạn để giãn ra mà vẫn lái được tỷ giá liên ngân hàng vào điểm mục tiêu.
Hoặc, trong cuộc, Ngân hàng Nhà nước nắm rõ nguồn ngoại tệ bán ra như thế nào. Ví như việc bán ra có thể dẫn tới âm trạng thái lớn tại một số thành viên đang “khát” VND, nên hạn chế mua vào.
Dù tình huống nào, như trên, tỷ giá trên liên ngân hàng vẫn có những phiên “xuyên sàn”; nghịch cảnh lãi suất tăng diễn ra, mà nhà điều hành đã phải dùng biện pháp hành chính là văn bản khuyến cáo các thành viên về lãi suất huy động vừa qua.
Cơ bản vẫn ổn
Năm 2019 đang dần khác biệt. Nếu 2017 và 2018, khi kinh tế có dấu hiệu khó khăn hoặc tăng trưởng chậm lại, Chính phủ nhiều lần đặt vấn đề nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, hoặc yêu cầu tìm biện pháp giảm lãi suất. Năm nay những đề nghị, yêu cầu đó không thấy đặt ra như trước, nhất là thời gian gần đây.
Thay vào đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây, thông điệp đưa ra: năm nay có khả năng hoàn thành, hoàn thành vượt kế hoạch cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Hay tại phiên họp thường kỳ tháng 8 tuần qua, Chính phủ dự tính tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt mức cận cao của chỉ tiêu…
Với những thông tin đó, kinh tế vĩ mô cơ bản vẫn ổn, đặc biệt là đặt trong yếu tố “nghịch cảnh” so với xung quanh (nhiều nước vừa giảm lãi suất, giảm giá đồng nội tệ hỗ trợ xuất khẩu, cạnh tranh thương mại), mà không nhấn mạnh đến yêu cầu về điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Dĩ nhiên lãi suất, tỷ giá còn phải hài hòa với nhiều cân đối khác, mà ổn định có thể là lựa chọn ưu tiên.
Như lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng có lần ví von trước đây, điều hành chính sách tiền tệ theo yêu cầu đảm bảo đa mục tiêu giống như nhảy cùng lúc các điệu nhạc khác nhau.
Hiện tại, như trên, khi đón khách nước ngoài có tính chất quan trọng về kinh tế, “một điệu nhạc” khác nữa có thể xen vào yêu cầu cân đối đa mục tiêu đó. Lắc lư cũng là một lựa chọn, khi không thể nhảy đúng cùng lúc với tất cả điệu nhạc.
MINH ĐỨC
Comments
Post a Comment