Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất diều hành

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ giảm lãi suất điều hành

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ giảm lãi suất điều hành
Kể từ ngày 16/9/2019, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,25% xuống 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,25% xuống 4%/năm. Đây là lần giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên của NHNN kể từ tháng 10/2017.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa phát đi thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, giai đoạn trước đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Giai đoạn gần đây, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành; trong nước kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định.
Theo đó, từ ngày 16/9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm lãi suất, như sau:

1. Quyết định số 1870/QĐ-NHNN ngày 12/9/2019 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.

Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm.

2. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.

Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.


Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành: Chính sách tiền tệ có được nới lỏng?

Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành: Chính sách tiền tệ có được nới lỏng?
Chiều ngày 13/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông báo về việc chính thức hạ lãi suất điều hành trên thị trường liên ngân hàng và thông qua một số biện pháp nghiệp vụ bắt đầu từ thứ hai 16/9 tới đây. Theo phân tích động thái này cùng hoà chung với phản ứng của hàng loạt NH TW trên thế giới, tuy nhiên cũng chỉ là liệu pháp mang tính tâm lý chứ chưa chắc đã nới lỏng tiền tệ

NHNN hôm nay đã tuyên bố giảm một số loại lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua OMO và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Mức giảm cho các loại lãi suất trên là 0,25%. BVSC đánh giá động thái này không quá bất ngờ khi cách đây gần 2 tháng, NHNN đã có bước đi đầu tiên là giảm 0,25% lãi suất tín phiếu.

Đánh giá về động thái trên, công ty chứng khoán BVSC cho rằng trong bối cảnh rủi ro kinh tế toàn cầu suy giảm ngày càng tăng và nhiều NHTW các nước khác trên thế giới đã cắt giảm lãi suất, NHNN Việt Nam cũng không muốn đứng ngoài xu hướng trên.

Tuy vậy, ở góc độ thực tế, tác động của việc giảm các loại lãi suất trên tại Việt Nam sẽ không quá lớn như ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu..." Việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam là đặt mục tiêu trực tiếp về khối lượng cung tiền thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) chứ không như FED hay ECB là điều tiết cung tiền thông qua mục tiêu trung gian là lãi suất", BVSC viết.

Thêm vào đó, các loại lãi suất như tái chiết khấu, tái cấp vốn không phải là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên, chỉ diễn ra khi một số ngân hàng gặp khó khăn lớn về thanh khoản, buộc phải vay vốn từ NHNN khi không vay được thông qua kênh liên ngân hàng. Ngay cả đợt cắt giảm lãi suất tín phiếu hồi tháng 7 mới đây cũng có tác động rất hạn chế đến mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường.

"Do vậy, quyết định cắt lãi suất như trên của NHNN mang tính chất định hướng và tâm lý là chủ yếu, còn việc Việt Nam có thật sự nới lỏng hơn chính sách tiền tệ hay không thì phải chờ các số liệu thực tế về tăng trưởng tín dụng và M2 trong thời gian tới. ", BVSC khẳng định.

Theo công ty chứng khoán MBS, việc cắt giảm lãi suất của Mỹ sẽ tác động đến lãi suất Việt Nam thông qua kênh tỷ giá, cụ thể là việc tỷ giá VND tăng cao so với USD. Việc neo tỷ giá VND với USD sẽ dẫn tới việc ngân hàng nhà nước phải bán các tài sản bằng VND và mua vào các tài sản bằng USD để điều phối tỷ giá về mức hợp lý.

Việc trao đổi như vậy cuối cùng cũng dẫn tới việc giảm lãi suất bằng VND. Thêm nữa, NHNN giảm lãi suất cũng làm giảm tỷ giá giữa VND và CNY, tránh việc ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cũng như sức cạnh tranh của Việt Nam với đối tác thương mại quan trọng là Trung Quốc. Thị trường đón nhận thông tư này khá tích cực khi đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của chính sách nới lỏng kinh tế. "Tuy nhiên, tín hiệu cần theo dõi nhất vẫn sẽ là cung cầu của dòng tiền trên hệ thống tài chính thể hiện qua tăng trưởng M2 trong giai đoạn tới", MBS cũng lưu ý.

Thông tin phát đi từ NHNN cho biết: giai đoạn trước đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Giai đoạn gần đây, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành; trong nước kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định.

Do đó, từ ngày 16/9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm lãi suất về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

Cụ thể, NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm. Cùng đó, lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm

Theo Khánh Huyền
Tiền phong



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.


Ngân hàng Nhà nước chính thức cắt giảm lãi suất

Trước việc nhiều ngân hàng trung ương các nước giảm lãi suất điều hành, ngày13/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thông báo chỉnh giảm lãi suất.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho hay: Giai đoạn trước đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Giai đoạn gần đây, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành.

Ngân hàng Nhà nước chính thức cắt giảm lãi suất - 1

Trước việc nhiều ngân hàng trung ương các nước giảm lãi suất điều hành, hôm nay 13/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thông báo chỉnh giảm lãi suất.

Do đó, kể từ ngày 16/9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7%/năm.

Cùng với đó, lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.

Đây là lần giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước kể từ tháng 10/2017. Trước đó vào hồi tháng 7/2019, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 25 điểm cơ bản lãi suất tín phiếu ngắn hạn (lãi suất tín phiếu 7 ngày từ mức 3% về mức 2,75%/năm).

Theo đánh giá của giới chuyên gia, về cơ bản, lãi suất giảm sẽ khiến sức hấp dẫn của đồng nội tệ giảm, từ đó tác động lên tỷ giá.

Tính đến hết tháng 8, USD/VND gần như không thay đổi so với giai đoạn đầu năm. Trong khu vực ASEAN, VND và THB là hai đồng tiền duy nhất đứng yên/tăng giá so với USD trong bối cảnh nhân dân tệ (CNY) giảm liên tục và chạm gần ngưỡng 7,2.

“Đây là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra đối với VND do quan hệ thương mại theo hướng nhập siêu rất lớn với Trung Quốc”, Công ty chứng khoán Rồng Việt cho biết.

Theo ghi nhận của VDSC, thanh khoản USD trên hệ thống ngân hàng chưa có dấu hiệu căng thẳng trong khi khoảng chênh lệch lãi suất qua đêm VND với USD ở mức an toàn.

An Hạ


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc


Lãi suất cho vay khó giảm theo lãi suất điều hành

Việc loạt lãi suất điều hành giảm 0,25% sẽ không ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất thị trường nhưng là dấu hiệu của nới lỏng chính sách tiền tệ.

Trưa 13/9, Ngân hàng Nhà nước phát thông báo giảm 0,25% từ ngày 16/9 với lãi suất tái cấp vốn; lãi suất tái chiết khấu; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ với các ngân hàng; lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở.

Ngân hàng Nhà nước vừa giảm một loạt lãi suất điều hành. Ảnh: P.V.
Ngân hàng Nhà nước vừa giảm một loạt lãi suất điều hành. Ảnh: P.V.


Dựa vào thực tế ở Việt Nam, các chuyên gia nhận định việc giảm các loại lãi suất điều hành nói trên tác động không đáng kể tới lãi suất huy động, cho vay dân cư và doanh nghiệp.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ, ở các nước phát triển như Mỹ, một động thái giảm lãi suất điều hành (ở nước này là lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường ngân hàng) sẽ tác động trực tiếp tới các loại lãi suất trên thị trường, do các quy định ràng buộc khiến các loại lãi suất này đều xoay quanh và gắn liền với lãi suất điều hành.

Tuy nhiên tại Việt Nam, lãi suất trên thị trường cho vay dân cư và doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi các loại lãi suất điều hành. Do sự rời rạc và tách biệt giữa hai thị trường 1 (thị trường cho vay dân cư, doanh nghiệp) và 2 (thị trường liên ngân hàng), ông đánh giá tác động không đáng kể đến lãi suất cho vay dân cư và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy có những thời điểm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động mạnh nhưng lãi suất ngân hàng giao dịch với cư dân không bị ảnh hưởng.

Tương tự, báo cáo của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng cho rằng, tác động của việc giảm các loại lãi suất nói trên tại Việt Nam sẽ không quá lớn như ở các nước phát triển. Việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam là đặt mục tiêu trực tiếp về khối lượng cung tiền chứ không phải về lãi suất.

Bên cạnh đó, các loại lãi suất như tái chiết khấu, tái cấp vốn không phải là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên, chỉ diễn ra khi một số ngân hàng gặp khó khăn lớn về thanh khoản, buộc phải vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước khi không vay được thông qua kênh liên ngân hàng. Ngay cả đợt giảm lãi suất tín phiếu hồi tháng 7 mới đây cũng có tác động rất hạn chế đến mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường.

Động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước diễn ra một ngày sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hạ lãi suất thấp kỷ lục xuống -0,5%. Điều này nằm trong làn sóng giảm lãi suất điều hành của hàng chục ngân hàng trung ương trên thế giới, mở đầu bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trước bối cảnh chiến tranh thương mại căng thẳng và sự lo ngại đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trước đó, nhà điều hành đã nới rộng hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng và giảm lãi suất tín phiếu 0,25% vào tháng 7. Do đó, ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định đó có thể là dấu hiệu của chính sách nới lỏng tiền tệ. Ông cho rằng điều này là cần thiết khi kinh tế Việt Nam cũng như các nước khác đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

BVSC nhận định, điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam là đặt mục tiêu trực tiếp về khối lượng cung tiền thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán (M2), khác với Fed vốn thường điều tiết cung tiền thông

Quỳnh Trang


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.












17/09/2019
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa quyết định giảm thêm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 16/9/2019. Các chuyên gia và đại diện các ngân hàng thương mại đánh giá về động thái điều chỉnh của NHNN.

NHNN phát đi thông điệp sẵn sàng hỗ trợ vốn với chi phí hợp lý cho các TCTD và rộng hơn là nền kinh tế.
TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia: Nhiều thị trường được hưởng lợi
Có 3 chỉ báo để NHNN quyết định giảm lãi suất điều hành. Chỉ báo đầu tiên là từ động thái giảm lãi suất của NHTW các nước, nhất là Mỹ. Về nguyên tắc, khi giảm lãi suất sẽ làm đồng tiền giảm giá, cũng có nghĩa làm tăng tỷ giá hối đoái. Như vậy, giảm lãi suất điều hành tạo ra hành lang cho NHNN điều chỉnh tỷ giá rộng hơn một chút, qua đó tránh ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cũng như sức cạnh tranh của Việt Nam với đối tác thương mại quan trọng. Nhưng mức giảm 0,25%/năm này cũng tác động rất nhỏ tỷ giá chỉ có thể giúp tỷ giá tăng lên 0,1-0,15%.
Thứ hai là chỉ số lạm phát đang thấp, thậm chí thấp hơn dự kiến đầu năm. Thứ ba, giảm lãi suất đồng nghĩa NHNN sẵn sàng tăng cung tiền, qua đó phát đi tín hiệu tăng khả năng cho vay của NHTM.
Theo tôi, một số thị trường được hưởng lợi khi lãi suất điều hành giảm như thị trường chứng khoán tăng trưởng tích cực hơn. Thực tế sau quyết định này hàng loạt cổ phiếu đã tăng mạnh nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Thị trường bất động sản có cơ hội để tăng cung bất động sản. Thị trường trái phiếu DN cũng sẽ bớt căng thẳng hơn. Ngoài ra, nó cũng giảm tác động vốn trung, dài hạn cho các DN…
Nhưng tôi cho rằng, mức điều chỉnh vẫn còn khiêm tốn. Thời gian tới NHNN cân nhắc giảm thêm lãi suất điều hành, sẽ tác động tích cực đến thị trường và tăng trưởng tín dụng khả quan hơn. Dẫu sao đây là tín hiệu tích cực đối với thị trường ngân hàng và cả nền kinh tế.
Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB: Không bất ngờ với quyết định điều hành
Tôi cho rằng, quyết định giảm lãi suất là phù hợp với định hướng từ đầu năm của NHNN là thận trọng linh hoạt theo sát tình hình diễn biến chung của cả kinh tế trong nước và thế giới. Đứng trước bối cảnh hàng loạt NHTW các nước trên thế giới cũng áp dụng chính sách nới lỏng, việc NHNN quyết định giảm lãi suất điều hành không có gì bất ngờ.
Lãi suất điều hành thể hiện thông điệp định hướng của NHNN trong việc sẵn sàng cung ứng vốn với chi phí hợp lý cho nền kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn. Trước mắt, giảm lãi suất điều hành không tác động nhiều đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng. Vì các ngân hàng chủ yếu kinh doanh trên thị trường 1. Còn trên thị trường 2, lãi suất cũng đang ổn định và đã giảm về mức hợp lý trước khi có quyết giảm lãi suất điều hành.
Theo tôi, cũng không có lý do gì giảm sâu lãi suất gây sốc cho thị trường. Vì suy cho cùng giảm sâu thì nó cũng không có tác động nhiều đến nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng như tôi đã phân tích ở trên. NHNN không cần phải vội vàng gì điều chỉnh thêm. 
TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia ngân hàng: Thời điểm phù hợp để giảm lãi suất điều hành
Tôi rất đồng tình với quyết định giảm lãi suất điều hành lúc này của NHNN. Vì nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Trung - Mỹ nhất là lĩnh vực xuất khẩu. NHNN giảm lãi suất giúp ngân hàng giảm chi phí vốn cho DN, hỗ trợ cho DN vay vốn, nhất là DN xuất khẩu, từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, việc giảm lãi suất có khả năng làm tăng lạm phát vì với chi phí vốn rẻ sẽ khuyến khích người vay nhiều hơn. Theo đó, tiền được đẩy nhiều vào lưu thông và có thể gây áp lực tăng lạm phát. Bên cạnh đó, giảm lãi suất có khả năng đẩy tỷ giá lên. Song mức độ tăng thế nào có lẽ cũng còn chờ mức độ thẩm thấu chính sách và tác động từ những thông số khác nữa như tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán…
Theo tôi giảm lãi suất điều hành lúc này là cần thiết giúp tăng tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu, vì hiện tại xuất khẩu đang yếu hơn so với năm ngoái. Nếu điều kiện cho phép, NHNN có thể điều chỉnh thêm lãi suất điều hành để tác động sâu, mạnh hơn đối với thị trường, và nền kinh tế.
TS. Bùi Quang Tín - Chuyên gia ngân hàng: Mức độ điều chỉnh lãi suất rất phù hợp
Việc giảm lãi suất lần này phù hợp với xu hướng của thế giới khi mà FED, ECB và gần 20 NHTW khác đã giảm lãi suất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chậm lại vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Không chỉ phù hợp với xu hướng từ bên ngoài mà NHNN phát đi tín hiệu TCTD có khả năng giảm thêm lãi suất hỗ trợ DN trong nước đúng như cam kết cơ quan này đưa ra từ đầu năm là nỗ lực ổn định lãi suất cho vay, và khi có điều kiện sẽ giảm lãi suất. Ngoài tác nhân từ bên ngoài, ngay cả ở trong nước nhiều yếu tố ủng hộ quyết định này như lạm phát đang ở mức thấp; tỷ giá được điều hành ổn định trong thời gian qua. Đây là cơ sở để NHNN yên tâm hơn khi giảm lãi suất lần này không tạo áp lực lên tỷ giá, và không quá lo sợ ảnh hưởng đến lạm phát mục tiêu.
Tôi thấy có ý kiến đề xuất từ nay đến cuối năm nên điều chỉnh thêm một vài lần lãi suất điều hành để tác động sâu hơn thị trường, nhưng tôi cho rằng, chưa cần thiết trong giai đoạn này. Vì mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đang chỉ hơn 3%/năm cho thấy thanh khoản ngân hàng đang ổn. Còn lãi suất huy động trên thị trường 1 chỉ tăng ở kỳ hạn trung, dài hạn và xuất hiện ở ngân hàng nhỏ nên không mang tính đại diện cho cả thị trường được. Mà điều hành lãi suất phải bám theo diễn biến của thị trường. Do đó, tôi cho rằng, thời điểm cũng như mức độ điều chỉnh lãi suất điều hành của NHNN là phù hợp.
Theo Thời báo Ngân hàng



Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất: Tiền tươi thóc thật

Quyết định giảm các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước có giá trị lớn đối với chi phí hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 16/9 này, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng bắt đầu giảm.

Mức giảm 0,25%/năm mỗi loại thoạt tiên là một bước nhỏ, cũng như số dư các nguồn liên quan mang tính thời điểm, hoặc chưa được thống kê và cập nhật đầy đủ, nên một số công ty chứng khoán cho rằng đây chủ yếu chỉ mang tính định hướng và tâm lý.

Tuy nhiên, đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, bước giảm này có giá trị tiền tươi thóc thật, bên cạnh giá trị xoa dịu các mũi nhọn cạnh tranh lãi suất huy động trên thị trường chung.

Trước hết, từ năm 2015, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2358/QĐ-TTg về lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), một kênh hỗ trợ vốn có chi phí thấp được mở ra.

Trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng, tiếp cận kênh tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu VAMC được ghi nhận tại một số thời điểm, gắn với một số ngân hàng thương mại, đặc biệt ở những thành viên đang tiến hành tái cơ cấu.

Quy mô nguồn tái cấp vốn này tùy thuộc vào nhu cầu, vào từng giai đoạn mà Ngân hàng Nhà nước cân nhắc liều lượng; bản thân mỗi ngân hàng thương mại cũng tự cân nhắc chi phí. Ví như ghi nhận tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) năm ngoái, sau khi cân đối nguồn và chi phí huy động vốn trên thị trường 1 (dân cư và tổ chức kinh tế) thuận lợi hơn, Sacombank đã chủ động tất toán bớt nguồn vay tái cấp vốn qua trái phiếu VAMC…

Như trên, với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu VAMC thấp hơn 2%/năm so với mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ. Sau lần giảm vào tháng 7/2017 và lần này, lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước chỉ còn 6%/năm, tức chi phí vay qua kênh trái phiếu VAMC chỉ còn 4%/năm.

Ở kênh thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm. Phải sau 6 năm, lãi suất này mới thực sự xuống thấp, cùng với lần giảm vào đầu năm 2018

Ở kênh này, giá trị tiền tươi thóc thật từ quyết định giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước dễ định lượng hơn, do tại mỗi thời điểm đều có số dư cụ thể.

Tại thời điểm hiện tại, số dư vay của các ngân hàng thương mại qua kênh OMO này bằng 0. Theo đó, giá trị giảm lãi suất tạm thời chưa thể hiện. Tuy nhiên, đây là kênh tiếp cận vốn và chi phí sát sườn trong hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại và mang tính mùa vụ.

Như cuối tháng 8 đầu tháng 9 vừa qua, lượng vốn vay ở kênh này phát sinh quy mô khá lớn, với số dư gần 20.000 tỷ đồng. Hay trước nữa, cuối tháng 6/2019, có phát sinh quy mô 12.000 tỷ đồng…

Lớn hơn, hàng năm, bước vào quý 4, nhu cầu vốn của hệ thống lên cao, kênh bơm vốn qua OMO thường mở ra. Cao điểm, số dư vay ở kênh này quãng cuối năm đến sau Tết Nguyên đán những năm qua đều ghi nhận quy mô lớn, từ 150.000 - 170.000 tỷ đồng. Với lãi suất được giảm thêm 0,25%/năm, chi phí giảm bớt ở đây là đáng kể.

Như trên, các kênh hỗ trợ nguồn cho các ngân hàng thương mại đang bớt dần chi phí qua giảm lãi suất. Giá trị liên quan cũng giúp xoa dịu các mũi nhọn cạnh tranh lãi suất huy động trên thị trường, cũng như trên liên ngân hàng.

Tất nhiên, liều lượng ở các kênh hỗ trợ này tùy thuộc vào Ngân hàng Nhà nước, cân đối theo các mục tiêu, định hướng nới lỏng hoặc linh hoạt tại mỗi thời điểm.

Như hiện nay, mặc dù không phát sinh nhu cầu, nhưng hàng ngày cơ quan này vẫn treo 1.000 tỷ đồng sẵn sàng cho vay trên thị trường mở, mà lãi suất bắt đầu giảm từ 4,75% xuống 4,5%/năm từ tuần tới.


Theo Lam Giang
BizLive



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc


Các chuyên gia phân tích đánh giá thế nào về quyết định hạ lãi suất của NHNN?

Các công ty chứng khoán và chuyên gia kinh tế đã có những nhận định về động thái cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước chiều 13/9.

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25% xuống 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,25% xuống 4%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng giảm từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.

"Tuy vậy, dòng tiền được bơm thực tế ra thị trường có thể thấp hơn hoặc không đột biến như kỳ vọng. Việc cắt giảm lãi suất tại các ngân hàng thường chỉ vận động theo điều hành tiền tệ khi thanh khoản gặp khó khăn trên kênh liên ngân hàng"- các nhà phân tích của BSC cho biết.

Nguyên nhân của việc điều hành tiền tệ như vậy là do bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước giảm lãi suất điều hành.

Đầu tiên là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức 50 điểm cơ bản (bps) cho tất cả các ngân hàng, và ở mức 100 bps cho các ngân hàng thành phố đủ điều kiện, hôm thứ sáu tuần trước. PBOC cũng cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng lớn xuống còn 13%. Việc giảm dự trữ bắt buộc như vậy dự kiến sẽ tăng thêm dòng tiền 900 tỷ NDT (tương đương 126 tỷ USD) vào nền kinh tế đang tỏ ra yếu kém của nước này, thể hiện qua các chỉ báo vĩ mô yếu kém. ,PBOC đã giảm tỷ lệ này lần thứ ba năm nay, và là lần thứ bảy kể từ đầu năm 2018. Tuy vậy, PBOC cho biết vẫn duy trì điều hành tiền tệ thận trọng, tránh việc tăng tín dụng đột biến.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng thông qua gói kích thích tăng trưởng kinh tế bao gồm cắt giảm lãi suất và tái khởi động mua lại trái phiếu, nhằm đối phó với su suy yếu của lạm phát cũng như các rủi ro vĩ mô khác như việc suy thoái tại Đức hay việc suy yếu của triển vọng toàn cầu bởi ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. Vì lẽ đó, ECB giảm lãi suất tiền gửi xuống mức thấp kỷ lục -0,5% từ mức -0,4%, và sẽ tái khởi động mua vào 20 tỷ Euro/tháng bắt đầu từ tháng 11.

Với diễn biến điều hành chính sách tiền tệ tại các ngân hàng trung ương như vậy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ gặp thêm áp lực giảm lãi suất tiếp diễn việc cắt giảm tại kỳ họp liền trước, mặc cho các chỉ báo vĩ mô vẫn cho thấy tình hình kinh tế nội địa nước này phát triển ổn định và chưa cho thấy dấu hiệu suy thoái. Việc tiếp tục cắt giảm lãi suất có thể làm thị trường kỳ vọng vào một chu kỳ cắt giẳm lãi suất dài hạn hơn, kích cầu nền kinh tế vốn đã phát triển quá nóng trong thời gian qua.

Theo BSC, áp lực cắt giảm lãi suất tại các ngân hàng trung ương khác có thể làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất của FED. Việc cắt giảm lãi suất của Mỹ sẽ tác động đến lãi suất Việt Nam thông qua kênh tỷ giá, cụ thể là việc tỷ giá VND tăng cao so với USD. Việc neo tỷ giá VND với USD sẽ dẫn tới việc NHNN phải bán các tài sản bằng VND và mua vào các tài sản bằng USD để điều phối tỷ giá về mức hợp lý. Việc trao đổi như vậy cuối cùng cũng dẫn tới việc giảm lãi suất bằng VND. Thêm nữa, NHNN giảm lãi suất cũng làm giảm tỷ giá giữa VND và CNY, tránh việc ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cũng như sức cạnh tranh của Việt Nam với đối tác thương mại quan trọng là Trung Quốc.

"Thị trường đón nhận thông tư này khá tích cực khi đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của chính sách nới lỏng kinh tế. Tuy nhiên, tín hiệu cần theo dõi nhất vẫn sẽ là cung cầu của dòng tiền trên hệ thống tài chính thể hiện qua tăng trưởng M2 trong giai đoạn tới" – BSC nhận xét.

Đánh giá về động thái của NHNN, các nhà phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì cho rằng, trong bối cảnh rủi ro kinh tế toàn cầu suy giảm ngày càng tăng và nhiều NHTW các nước khác trên thế giới đã cắt giảm lãi suất, NHNN Việt Nam cũng không muốn đứng ngoài xu hướng trên.

Tuy vậy, ở góc độ thực tế, tác động của việc giảm các loại lãi suất trên tại Việt Nam sẽ không quá lớn như ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu...Việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam là đặt mục tiêu trực tiếp về khối lượng cung tiền thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) chứ không như FED hay ECB là điều tiết cung tiền thông qua mục tiêu trung gian là lãi suất.

Thêm vào đó, các loại lãi suất như tái chiết khấu, tái cấp vốn không phải là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên, chỉ diễn ra khi một số ngân hàng gặp khó khăn lớn về thanh khoản, buộc phải vay vốn từ NHNN khi không vay được thông qua kênh liên ngân hàng. Ngay cả đợt cắt giảm lãi suất tín phiếu hồi tháng 7 mới đây cũng có tác động rất hạn chế đến mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường.

"Do vậy, quyết định cắt lãi suất như trên của NHNN mang tính chất định hướng và tâm lý là chủ yếu, còn việc Việt Nam có thật sự nới lỏng hơn chính sách tiền tệ hay không thì phải chờ các số liệu thực tế về tăng trưởng tín dụng và M2 trong thời gian tới", các nhà phân tích của BVSC khẳng định.

Ở góc nhìn của chuyên gia kinh tế tài chính, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc giảm lãi suất sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thời gian tới song cần có lộ trình và độ trễ nhất định. Vì khi các TCTD vay từ NHNN, có thể vay dưới dạng tái cấp vốn, vay liên ngân hàng qua đêm,…chỉ ở những trường hợp nhất định ví dụ như có các gói tín dụng mà NHNN yêu cầu phải ưu tiên, hỗ trợ,…Nếu các NHTM tham gia các gói hỗ trợ đó thì sẽ được vay tái cấp vốn từ NHNN với lãi suất thấp hơn một chút và đương nhiên, mức vay sẽ không nhiều.

Ngoài ra, về cơ bản, lãi suất điều hành giảm sẽ có tác động gây áp lực lên tỷ giá và lạm phát, nhưng không đáng kể. Vì mức độ các TCTD được vay tái cấp vốn từ NHNN là không nhiều, mức giảm lãi suất cũng nhỏ, chỉ 0,25%. Trong bối cảnh VND ổn định trong thời gian qua thì áp lực nếu có thì rất ít.

TS. Phan Minh Ngọc trong khi đó cho rằng, việc NHNN hạ lãi suất là hợp lý, dù có lẽ đây chỉ là bước thăm dò phản ứng thị trường bởi mức giảm khá nhỏ chỉ 0,25 điểm phần trăm so với các mức lãi suất chính sách hiện hành.

Với câu hỏi động thái này liệu sẽ tác động ra sao tới lạm phát cũng như sức khỏe của nền kinh tế ra sao? Theo TS. Phan Minh Ngọc, ở giai đoạn thăm dò này thì việc hạ lãi suất của NHNN chưa thể gây ra áp lực gia tăng mạnh lên lạm phát. Còn tác động lên nền kinh tế thì còn phụ thuộc vào việc NHNN sẵn sàng cho vay bao nhiêu. Nếu như lượng tiền sẵn sàng cho vay từ NHNN mà không đáng kể thì nó sẽ đọng lại trước tiên trong hệ thống ngân hàng để giải quyết các vấn đề nội tại của ngân hàng như thanh khoản eo hẹp, dự trữ tụt giảm. Sau đó, lượng tiền còn dư sẽ tiếp tục chảy qua những chỗ ưu tiên của ngân hàng thương mại, không nhất thiết là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực "ưu tiên" theo quy định của NHNN. Nói cách khác, nếu liều lượng nới lỏng tiền tệ nhỏ thì tác động thực sự lên nền kinh tế thực cũng sẽ vì thế mà nhỏ đi hơn nữa.


Tùng Lâm
Theo Trí thức trẻ


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc



Giảm lãi suất điều hành hướng đến giảm chi phí vốn, không nhất thiết là nới lỏng tiền tệ

  • SSI Retail Research cho rằng tác động của việc điều chỉnh lãi suất không quá lớn do NHNN điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán.
  • NHNN đang tăng cường kiểm soát dòng chảy tín dụng và chủ trương giảm lãi suất để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
  • Chỉ nỗ lực của NHNN để thúc đẩy nền kinh tế giai đoạn hiện nay là không đủ.

Bộ phận Phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân (SSI Retail Research) của CTCP Chứng khoán SSI (SSI) vừa có báo cáo nhanh về động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo đánh giá của bộ phận phân tích, tác động của việc điều chỉnh lãi suất không quá lớn do NHNN điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2)…, không phải qua trung gian là lãi suất điều hành như các nước khác.

Đến tháng 6 năm nay, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng M2 lần lượt là 7,36% và 7,11% - thấp hơn so với cùng kỳ 2018. NHNN thực tế đã có một đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đủ tiêu chuẩn nhưng hầu hết thấp hơn đề xuất từ các ngân hàng thương mại.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra cho cả năm vẫn là 14%, cho thấy NHNN đang điều hành M2 thận trọng. Theo SSI Retail Research, điều này hoàn toàn hợp lý do xét trong bối cảnh tổng cầu chậm cải thiện, tăng M2 sẽ làm tăng rủi ro lạm phát, nhập siêu, bong bóng tài sản. Giá dầu tăng đột ngột và thương chiến Mỹ - Trung leo thang là 2 cảnh báo nhãn tiền để tiếp tục thận trọng với chính sách tiền tệ.

nga-n-ha-ng-7008-1568687011.jpg
NHNN đã có một đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đủ tiêu chuẩn nhưng hầu hết thấp hơn đề xuất từ các ngân hàng thương mại. Ảnh: Liên Hương.


Trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng, lợi tức trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn ngắn trên thứ cấp sẽ chịu tác động mạnh nhất. Và thực tế, trong ngày NHNN ra thông tin giảm lãi suất điều hành, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng giảm xuống còn 2,78%/năm, lợi tức trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1-3 năm giảm xuống quanh 2,6%/năm.

Về dài hạn, các lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ dao động trong khoảng từ lãi suất tín phiếu đến lãi suất OMO (từ 2,75%/năm đến 4,5%/năm).

Ở điều kiện lý tưởng, giá vốn rẻ hơn trên thị trường liên ngân hàng và môi trường thanh khoản được kỳ vọng sẽ được giữ dồi dào sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 (thị trường giữa các NHTM với các tổ chức kinh tế và cá nhân). Tuy vậy, vốn liên ngân hàng chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn, không dùng để cấp tín dụng và bị hạn chế bởi tỷ lệ 20% so với vốn huy động tổ chức kinh tế & dân cư nên tính liên thông từ thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) xuống thị trường 1 cần một thời gian dài.

NHNN đang tăng cường kiểm soát dòng chảy tín dụng và chủ trương giảm lãi suất để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Bằng chứng là cơ quan này đã có hàng loạt động thái như 2 lần các ngân hàng thương mại tiên phong giảm lãi suất cho vay với các nhóm ngành ưu tiên, NHNN tuyên bố xử lý nghiêm các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất trong đó có việc cắt giảm tăng trưởng tín dụng, kiểm soát chặt cho vay BĐS, trái phiếu BĐS của các ngân hàng. Việc giảm lãi suất điều hành được cho là động thái tiếp theo các hành động trên của NHNN.

Theo SSI Retail Research, trong bối cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi như trên, các biện pháp kỹ thuật của NHNN nếu có được sự đồng lòng của các ngân hàng thươnng mại lớn thì mục tiêu giảm lãi suất có thể đạt được mà chưa cần phải dùng đến các biện pháp nới lỏng, bơm tiền vào nền kinh tế.

Dù vậy, nhìn ở bình diện lớn hơn, chỉ nỗ lực của NHNN để thúc đẩy nền kinh tế giai đoạn hiện nay là không đủ. Công cụ tiền tệ đang phải xoay sở trong một không gian hẹp khi mà vừa phải ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ tăng trưởng. SSI Retail Research nhấn mạnh 2 giải pháp hàng đầu là giải ngân đầu tư công và thực thi bảo hộ, đồng thời cho rằng trong bối cảnh thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, phát huy tối đa nội lực sẽ vừa tạo được tăng trưởng, vừa tránh được các biến động bất lợi từ bên ngoài.

Lâm Tùng


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc



Đừng vội ‘mơ’ lãi suất cho vay giảm ngay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã quyết định giảm 0,25% lãi suất tái cấp vốn; lãi suất tái chiết khấu; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ với các ngân hàng; lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10-2017, NHNN giảm lãi suất điều hành trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới đã hạ lãi suất nhiều lần từ đầu năm đến nay để hỗ trợ nền kinh tế.

Hỗ trợ các ngân hàng, nền kinh tế

Trao đổi với báo chí về nguyên nhân giảm lãi suất điều hành, đại diện NHNN giải thích: Giai đoạn trước đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

“Trong bối cảnh hiện tại, NHNN thực hiện giảm lãi suất nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế và thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, hỗ trợ ổn định mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng” - đại diện NHNN cho hay.

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, bình luận lãi suất điều hành chỉ giảm 0,25% hầu như không tác động ngay đến thị trường nhưng tạo ra một không gian để NHNN có thể dễ dàng điều chỉnh chính sách, đồng thời tạo tâm lý tích cực tới thị trường. “Từ nay đến cuối năm, NHNN có thể xem xét giảm thêm lãi suất điều hành, khi đó mới có giá trị thực trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế” - ông Nghĩa phân tích.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI, nhìn nhận: Trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất giao dịch trên liên ngân hàng và lợi tức trái phiếu chính phủ các kỳ hạn ngắn trên thứ cấp là hai đối tượng chịu tác động mạnh nhất từ việc điều chỉnh lãi suất trên thị trường mở.

Bằng chứng là trong ngày nhận được thông tin giảm lãi suất điều hành, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng đã giảm mạnh xuống 2,78%/năm, giảm 20 điểm phần trăm; lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1-3 năm giảm 6-12 điểm phần trăm xuống quanh mức 2,6%/năm.

Trong điều kiện lý tưởng, giá vốn rẻ hơn trên thị trường liên ngân hàng và môi trường thanh khoản được kỳ vọng dồi dào sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường 1, tức lãi suất huy động của các ngân hàng từ dân cư và tổ chức kinh tế. Tuy vậy, việc tác động cần một thời gian dài.


Đừng vội ‘mơ’ lãi suất cho vay giảm ngay - Ảnh 1.
Mặt bằng lãi suất cho vay được dự báo khó giảm sâu trong thời gian tới. Ảnh: TL

Kẻ được, người mất

Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đánh giá việc NHNN giảm lãi suất làm giảm tỉ giá giữa VND và nhân dân tệ của Trung Quốc, tránh việc ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cũng như sức cạnh tranh của Việt Nam với đối tác thương mại quan trọng là Trung Quốc.

“Thị trường đón nhận thông tư này khá tích cực khi đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của chính sách nới lỏng kinh tế” - BSC nhìn nhận.

Tuy vậy, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, phân tích: Việc cắt giảm lãi suất điều hành khá thấp so với mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay. Do đó, ảnh hưởng của động thái cắt giảm lãi suất điều hành tới mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ là không nhiều. Mà nếu có tác động đi chăng nữa thì ít nhất cũng cần độ trễ từ một đến ba tháng nữa.

Tuy vậy, theo ông Hiếu, khi lãi suất giảm đi thì giá trị của tiền đồng cũng giảm và đẩy tỉ giá tăng cao. Thành ra có thể nói việc giảm lãi suất điều hành có thể tác động lên tỉ giá, có lợi cho xuất khẩu nhưng lại bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu và làm tăng giá trị nợ công tính theo tiền đồng. Nhiều khả năng từ nay đến cuối năm, tỉ giá sẽ còn tăng thêm khoảng 2% nữa.

Ở khía cạnh khác, phó tổng giám đốc ngân hàng thương mại đánh giá về mặt lý thuyết khi giảm lãi suất điều hành thì có giảm chi phí cho các ngân hàng nhưng nó tác động như thế nào đến huy động vốn là cả một khoảng cách rất xa. Bởi trên thực tế, khi vay lẫn nhau thì các ngân hàng phải vay theo cơ chế thị trường.

“Bằng chứng là tại một số thời điểm thiếu thanh khoản, thiếu dự trữ bắt buộc so với quy định của NHNN,… có ngân hàng buộc phải vay qua đêm trên thị trường 2 với lãi suất lên tới 15%-18%/năm trong khi lãi suất trên thị trường 1 chỉ 11%-13%/năm. Điều đó cho thấy giảm lãi suất trên thị trường 2 khó có thể kéo giảm lãi suất huy động và cho vay trên thị trường” - vị phó tổng giám đốc ngân hàng nhấn mạnh.

Do vậy, khi được hỏi về dự báo diễn biến mặt bằng lãi suất từ nay đến cuối năm, một số chuyên gia nhận định với nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước tích cực như hiện nay, lãi suất về cơ bản sẽ diễn biến ổn định, khó giảm.

Theo Thùy Linh
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Ngân hàng Nhà nước “lệnh” giảm nhưng lãi suất vẫn tăng, vì sao?

Sau khi NHNN “lệnh” giảm lãi suất, các ngân hàng đã đồng loạt thực hiện, tuy nhiên, bước sang tuần này, lãi suất tại các nhà băng lại bật tăng trở lại.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định hạ lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất vay từ ngày 19/11 vừa qua. Sau khi quyết định có hiệu lực, nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất để phục vụ nhu cầu vay của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi hạ nhiệt được một chút vào cuối tuần trước, bước sang tuần này lãi suất liên ngân hàng lại quay đầu tăng mạnh.


Ngân hàng Nhà nước “lệnh” giảm nhưng lãi suất vẫn tăng, vì sao? - Ảnh 1.
Lãi suất khó có thể giảm tiếp trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: KT)
So với tuần cuối cùng của tháng 11, lãi suất liên ngân hàng đã tăng 0,35 điểm phần trăm kỳ hạn qua đêm còn kỳ hạn 1 tuần tăng tới 0,44 điểm phần trăm. Như vậy, thị trường mới chỉ hạ nhiệt được 3 phiên. Theo số liệu từ NHNN, lãi suất qua đêm liên ngân hàng hiện đã trở lại mức 4,28%/năm, kỳ hạn 1 tuần lên 4,43%/năm và 2 tuần là 4,46%/năm. Lãi suất kỳ hạn dài hơn là từ 1- 9 tháng, dao động từ 4,29% - 5,8%.

Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ lãi suất liên ngân hàng bật tăng trở lại là do nhu cầu thanh khoản cuối năm tăng cao.

TS. Cấn văn Lực và TS. Nguyễn Trí Hiếu có cùng quan điểm và cho rằng, lý do khiến lãi suất lại tăng là do các ngân hàng phải cơ cấu lại nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các yêu cầu của NHNN, cụ thể là quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.

Hơn nữa, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn bình quân của khối ngân hàng Nhà nước và thương mại đều cao hơn mức 30%, các ngân hàng này sẽ phải tiếp tục cơ cấu lại tín dụng, giảm tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn hoặc tăng quy mô nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung - dài hạn.

Bên cạnh đó, mới đây, NHNN có quyết định giảm trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 1 tháng xuống còn 0,8%/năm và các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng xuống còn 5,0%/năm. Lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng vẫn để cho các ngân hàng tự quyết. Đây là lý do để các ngân hàng lại bước vào “cuộc đua” huy động vốn trung và dài hạn bằng cách tăng lãi suất.

Với những diễn biến trên thị trường lãi suất như hiện nay, các chuyên gia kinh tế cùng nhận định, từ nay đến hết năm và bước sang đầu năm 2020, lãi suất sẽ khó có thể giảm tiếp./.

Theo Chung Thủy
VOV
Theo VOV


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Xu hướng giảm lãi suất ở Việt Nam ngày càng rõ nét


Xu hướng giảm lãi suất ở Việt Nam ngày càng rõ nét


Ảnh minh họa
Làn sóng nới lỏng tiền tệ trên thế giới có vẻ chững lại nhưng xu hướng hạ lãi suất ở Việt Nam lại rõ nét hơn...


Các nhà phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân của Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, sau tín hiệu dừng hạ lãi suất của FED, làn sóng nới lỏng tiền tệ trên thế giới cũng có vẻ chững lại trong tháng 11, chỉ ghi nhận 10 NHTW giảm lãi suất trong tháng vừa qua trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Mexico; bằng một nửa so với số lượng NHTW cắt giảm lãi suất hàng tháng giai đoạn tháng 8-10/2019.

Tuy nhiên, xu hướng giảm lãi suất lại trở lên rõ nét hơn ở Việt Nam với các động thái mạnh mẽ từ NHNN, hướng tới mục tiêu giảm ít nhất 0,5%/năm lãi suất cho vay trong năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu trước Quốc hội.

Cụ thể, NHNN đã bơm ròng 103.176 tỷ đồng trên thị trường mở; giảm lãi suất mua kỳ hạn (OMO) từ 4,5%/năm xuống 4%/năm - bước giảm lớn nhất (50 điểm cơ bản - bps) trong 5 năm trở lại đây, là lần giảm thứ 2 trong năm nay; tái khởi động lại kênh OMO sau gần 3 tháng không giao dịch; trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn và cho vay lĩnh vực ưu tiên đồng loạt hạ xuống thấp hơn 0,5%/năm so với mức cũ.

Trên thực tế, quyết định của NHNN đã có tác động lên thị trường. Ngay lập tức các ngân hàng hạ trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn và kéo theo cả điều chỉnh giảm lãi suất ở kỳ hạn dài, bước giảm 0,2 - 0,4 điểm phần trăm. Lãi suất cao nhất ở các ngân hàng chỉ còn quanh 8%/năm, thay vì mức hơn 8,5% của giai đoạn trước.

Ở thị trường 2, lãi suất VND trên liên ngân hàng đi ngang ở mức thấp quanh 2%/năm trong nửa đầu tháng 11 nhưng bất ngờ tăng mạnh lên quanh 4%/năm với kỳ hạn qua đêm trong 2 tuần cuối tháng khi nguồn cung tiền đồng từ các NHTM lớn sụt giảm.

Các nhà phân tích của SSI Research cho rằng lãi suất liên ngân hàng tăng chủ yếu do yếu tố thanh khoản. "Thông thường lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng sẽ dao động trong một hành lang từ lãi suất tín phiếu đến lãi suất OMO, hiện tại là 2,25% đến 4,0%/năm. Trong tháng cao điểm cuối năm, nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì ở ngưỡng cao, tức là quanh 4%/năm và giảm trở lại sau Tết nguyên đán" - báo cáo cho biết.

Liên quan đến chính sách, tháng 11 là tháng có hiệu lực đầu tiên của Thông tư 58/2019/TT-BTC về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước, theo đó tiền gửi không kỳ hạn của KBNN sẽ được quản lý tập trung về tài khoản của KBNN ở Sở giao dịch NHNN thay vì để tại các NHTM.

Số dư tiền gửi có kỳ hạn của KBNN tại 4 NHTM lớn là khoảng 250.000 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính quý 3/2019). Trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn và các NHTM cũng đã chủ động cơ cấu lại kỳ hạn để giảm thiểu ảnh hưởng của Thông tư 58, như Vietcombank giảm số dư tiền gửi không kỳ hạn của KBNN từ hơn 31 nghìn tỷ đồng vào cuối 2018 xuống còn 5.332 tỷ đồng vào 30/9/2019, BIDV cũng giảm từ gần 19 nghìn tỷ đồng xuống 4.642 tỷ đồng vào 30/9/2019.

Và theo SSI Research, bởi vậy, thực chất việc áp dụng thông tư mới có làm sụt giảm số dư tiền gửi không kỳ hạn của KBNN tại các NHTM nhưng tác động không lớn. Biến động thanh khoản một phần đến từ việc quay vòng các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại NHTM. Sau một thời gian có hiệu lực của Thông tư 58, cơ chế vận hành nhuần nhuyễn hơn cùng sự điều hành tập trung từ NHNN có thể giảm thiểu tác động từ biến động dòng tiền của KBNN đến thanh khoản và thị trường liên ngân hàng.



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc


Lãi suất giảm, nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng lợi

  • Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hàng loạt quyết định hạ các loại lãi suất điều hành, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước… Các quyết định này liệu sẽ tác động như thế nào đến người vay tiền?

Kiềm chế cuộc đua lãi suất

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn (dưới 6 tháng) và lãi suất cho vay một số lĩnh vực ưu tiên thêm 0,5%/năm kể từ ngày 19-11, nhiều ngân hàng đã có động thái giảm nhẹ lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, một số áp dụng giảm lãi suất với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nhiều ngân hàng cũng tung ra những gói tín dụng ưu đãi dành cho những nhóm khách hàng ưu tiên của ngân hàng.

Mới đây nhất, NHNN tiếp tục ban hành hàng loạt quyết định đối với tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHNN. Trong đó đáng chú ý là quy định lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND sẽ giảm xuống là 0,8%/năm sau 14 năm áp dụng mức lãi suất 1,2%/năm kể từ 2005. Theo đánh giá của các chuyên gia, các quyết định giảm lãi suất của NHNN vào thời điểm này là cần thiết. “Mục tiêu chính của NHNN khi ban hành các quyết định này là giảm mặt bằng lãi suất cả huy động lẫn cho vay theo định hướng chung của Chính phủ cũng như định hướng điều hành của NHNN trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát” - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định.

Dù NHNN có nhiều quyết định nhằm giảm mặt bằng lãi suất nhưng đến thời điểm này chưa có nhiều tác động trên diện rộng
Dù NHNN có nhiều quyết định nhằm giảm mặt bằng lãi suất nhưng đến thời điểm này chưa có nhiều tác động trên diện rộng.
Cùng quan điểm, chuyên gia tài chính, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện mặt bằng lãi suất tại Việt Nam vẫn khá cao, việc giảm lãi suất sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn rẻ hơn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, các ngân hàng giảm lãi suất vào cuối năm là thời điểm hợp lý, do đây là lúc các doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn lớn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giảm lãi suất khá hạn chế, nhất là lãi suất cho vay chỉ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên được đánh giá là sẽ không tác động nhiều và cần độ trễ của chính sách để đo lường tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Dù vậy, những động thái này được cho là sẽ kiềm chế “cuộc đua” lãi suất của các ngân hàng, đưa mặt bằng lãi suất trở lại ổn định.

Chưa có tác động trên diện rộng

Theo quan sát của một số chuyên gia, dù các quyết định giảm lãi suất của NHNN được ban hành dồn dập nhưng trên thực tế, đến thời điểm này chưa có nhiều tác động trên diện rộng. TS Cấn Văn Lực đánh giá các quyết định của NHNN có xu hướng “nới lỏng” tiền tệ, tuy nhiên tác động không quá lớn. Đơn cử như việc giảm lãi suất huy động chỉ áp dụng với kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng nên tác động rất hạn chế. Trong khi đó, lãi suất cho vay giảm chủ yếu chỉ áp dụng các lĩnh vực ưu tiên nên tác động đến kết quả kinh doanh các ngân hàng cũng không nhiều.

Theo quan sát của một số chuyên gia, dù các quyết định giảm lãi suất của NHNN được ban hành dồn dập nhưng trên thực tế, đến thời điểm này chưa có nhiều tác động trên diện rộng.
Ngược lại, đi cùng với các biện pháp giảm chi phí vốn cho ngân hàng, hạ lãi suất cho doanh nghiệp thì NHNN lại có xu hướng siết chặt các khoản vay nhiều rủi ro như tín dụng bất động sản. Theo đó, từ 1-1-2020 đến 30-9-2020, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40%. Từ tháng 10-2022 sẽ giảm xuống còn 30%. Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Khảo sát của phóng viên cho thấy, nhiều khách hàng cho biết việc tiếp cận nguồn vốn vay mua nhà đang trở nên khó khăn hơn. Chị Đinh Phương Anh, một khách hàng vay mua nhà tại một dự án trung cấp tại Hà Nội với mức giá gần 4 tỷ đồng/căn cho biết, khi tham khảo các ngân hàng, nhiều nhân viên tín dụng cho biết với các khoản vay lớn ngân hàng sẽ áp dụng quy định chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, trước đây ngân hàng có thể cho vay tới 70% giá trị căn hộ, nhưng hiện tại chỉ hỗ trợ tối đa 50%, thời gian vay cũng giảm so với trước kia. Lãi suất các khoản vay mua nhà khoảng 12%/năm và sẽ điều chỉnh định kỳ căn cứ vào lãi suất huy động.

Đặc biệt, với các chủ đầu tư, việc tiếp cận vốn ngân hàng còn khó khăn hơn nhiều. Nguyên nhân, nếu theo quy định tăng hệ số rủi ro cho một khoản vay lên 200%, đồng nghĩa ngân hàng phải tăng khoản vốn tự có cho một khoản vay bất động sản lên gấp đôi. Khi đó, ngân hàng sẽ buộc phải hạn chế cho vay bất động sản, đồng thời phải tăng lãi suất… Lãi suất tăng, đồng nghĩa chi phí vốn chủ đầu tư tăng và chi phí này sẽ hạch toán vào giá nhà, người tiêu dùng sẽ là người cuối cùng chịu thiệt.

Doanh nghiệp nhỏ cũng không dễ

Hiện nay, nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hệ thống ngân hàng đã có nhiều chính sách dành cho đối tượng khách hàng này và đến nay đã được phát huy hiệu quả. Các ngân hàng cũng đã nhận thấy tiềm năng của phân khúc khách hàng này và có cách tiếp cận cởi mở hơn. Nhiều ngân hàng thậm chí còn có chính sách lãi suất cho vay riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường là thấp hơn 1-1,5% so với các ngành khác.

Thống kê của NHNN cho thấy, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hơn 1.475.828 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 12,34%), với 196.689 khách hàng còn dư nợ. Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (tăng 9,4% so với cuối năm 2018) và cao hơn cùng kỳ năm 2018.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN), trong điều kiện doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, các nguồn vốn hỗ trợ có nguồn từ ngân sách Nhà nước, vốn hỗ trợ quốc tế còn hạn chế thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh tài trợ vốn chủ yếu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do họ thường không tích lũy được tài sản nhiều, không có tài sản thế chấp; hệ thống kế toán, tài chính và minh bạch thông tin chưa đạt chuẩn… Do vậy, nếu không có quan hệ lâu dài với ngân hàng thì việc tiếp cận vốn vẫn vô cùng khó khăn.

Tại một Diễn đàn về công nghiệp hỗ trợ 2019 mới đây, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ khó khăn do thiếu vốn, phải vay ngân hàng với lãi suất cao, khiến chi phí giá thành sản phẩm không thể cạnh tranh. Trong khi đó, đại diện NHNN cho rằng, vốn ngân hàng huy động ở dân cư nên việc đảm bảo an toàn vốn phải được chú trọng. Do đó, dù hệ thống ngân hàng luôn sẵn sàng nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng phải có điều kiện nhất định và các doangh nghiệp phải tuân thủ quy định. Một điểm khó nữa đối với hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế, đó là hiện nay một số ngân hàng lại đang gặp khó trong việc mở rộng tín dụng do vướng ở tỷ lệ an toàn vốn.

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, đánh giá của NHNN thì các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước trên 50% như Agribank, Vietinbank đang có tỉ lệ an toàn vốn đang sát ngưỡng quy định Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỉ lệ an toàn vốn. Nếu không được tăng vốn, các ngân hàng thương mại này sẽ phải hạn chế cấp tín dụng hoặc dừng cấp tín dụng. Đây là các ngân hàng đang có thị phần cho vay lớn đối với nền kinh tế, do vậy điều này rất ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội.


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc


Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu