14 năm gắn bó, trải qua 2 "dại biến cố", làm NH với tôi đúng là quá thử thách nhưng đầy vinh quang [Nghề Tài chính - Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang]
Tôi nhớ mãi hình ảnh từ anh bảo vệ vẫn niềm nở xếp xe từng hàng dài cho
dòng người đổ xô về rút tiền, vẫn hồ hởi vác những bao tiền nặng trĩu
chất đầy ngân hàng để đảm bảo thanh khoản. Tôi nhớ mãi các bạn giao dịch
viên đứng suốt cả ngày, hạch toán từ sáng sớm cho đến khi trời mờ tối
để giải quyết nhu cầu rút tiền của khách hàng và nụ cười vẫn nở trên
môi...
LTS: Từ nay đến 30/9/2017, CafeF phối hợp với Báo điện tử Trí thức trẻ tổ chức cuộc thi viết "Nghề Tài chính - Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang" nhằm tôn vinh những giá trị đẹp mà nghề đem lại, phê phán những điều chưa đẹp đồng thời truyền cảm hứng cho những người mới vào nghề.
Dưới đây là bài dự thi của độc giả Phạm Mai Quyên hiện công tác tại Khối thị trường tài chính Ngân hàng ACB mang tựa đề: Nghề ngân hàng - tôi luyện qua thời gian.
---------------------
Cách đây 14 năm, tôi – cô sinh viên trẻ trung đã rất tâm đắc và tự tin khi chọn chuyên ngành kinh doanh tiền tệ để làm con đường sự nghiệp trong tương lai. Tôi còn nhớ như in ánh mắt rạng rỡ của mẹ khi tôi báo tin con đã trúng tuyển vô một ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam sau năm vòng thi trầy trật. Dẫu chỉ bắt đầu với mức lương khởi điểm 1,5 triệu đồng nhưng tôi đi làm mà vẫn luôn tự hào và hãnh diện với hình ảnh của một Banker.
Thời gian thấm thoát thoi đưa. Thế là đã hơn 10 năm tôi gắn bó với cái nghề “buôn tiền” này. Vinh quang có, nước mắt có, hanh phúc có, tủi hờn có….Mọi cung bậc cảm xúc dần dần được trải nghiệm bởi chính bản thân và của bao đồng nghiệp cùng làm nghề Bank. Tôi đã từng ngưỡng mộ tròn xoe mắt trước những tấm huy chương, những chiếc bằng khen đặt đầy trên bàn một vị giám đốc ngân hàng khi đi thăm chúc mừng chị ấy đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm. Thế mà bỗng nhiên một ngày nọ, một quyết định sa thải được ban hành vì chị ấy đã vi phạm quy định thẩm định trong cấp tín dụng. Cái giá để đổi lấy những thành tích ấy có quá mắc chăng?
Tôi cũng từng thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt già nua của một chị làm trong bộ phân ngân quỹ. Chị ấy khóc vì xin làm cộng tác viên khi đã quá tuổi nghỉ hưu, để vẫn còn có đồng ra đồng vào nuôi gia đình, nhưng không thành. Bất chợt tưởng tượng ra tương lai của mình sau này, khi tuổi đã cao, sắc đã phai, kiến thức đã hao mòn, mình cũng sẽ bị người ta hắt hủi như thế.
Mà có đâu xa, tôi cũng đã từng bị đề nghị giáng xuống làm giao dịch viên khi đang giữ chức Trưởng bộ phận, với lý do ngân hàng đang định biên quy hoạch nhân sự nên phòng tôi phải giải thể. Ôi chua xót! Lúc ấy, tất cả như sụp đổ dưới chân tôi. Và còn nhiều, rất nhiều mảnh đời khác cùng làm trong ngành ngân hàng này với những nỗi niềm khác nhau mà tôi đã chứng kiến. Có ai biết cô giao dịch viên xinh xắn kia, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi khi gặp khách hàng, lúc nào cũng là người về trễ nhất trong ngân hàng lại đang chịu mức lương thấp khó ai ngờ. Có ai biết anh tín dụng để có được hợp đồng giải ngân, để chạy chỉ tiêu dư nợ thì phải đổi lấy những tháng ngày trầy trật đeo bám khách hàng, trong giờ hành chính, trên bàn nhậu, quán cafe, bỏ bê cả gia đình với con thơ vợ dại.
Có ai biết những người làm treasury giống như tôi về đến nhà rồi vẫn thấp thỏm phập phồng theo dõi tỷ giá lên xuống, tin tức tài chính trong nước lẫn thế giới, và nhỡ có tin gì bất lợi thì lại thức trắng cả đêm mà gặm nhấm nỗi buồn vì đã gây lỗ....Áp lực thật nặng nề khi tất cả đánh giá chỉ dựa trên con số. Bất giác chợt hiểu vì sao “Tiền” luôn đi đôi với “Tệ” và bất giác tự hỏi: có thật “Tiền” có “Tệ”? Có phải mình đã đi sai đường?
Chắc là không! Hãy ngẫm kĩ vì sao buồn là thế, phải đánh đổi nhiều là thế nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên vẫn mơ ước được bước chân vào ngân hàng, vẫn còn rất nhiều người muốn gắn bó cả cuộc đời với ngân hàng, giống như tôi?
Thật ra cái gì cũng có cái giá của nó và quan trọng là mình phải biết điểm dừng, biết tìm thấy niềm vui trong công việc để hài lòng với những gì đang có. Nên nghề ngân hàng không những cần có “TÂM” mà còn phải có “TẦM” là vậy. Tôi tự cho mình là người may mắn và đặc biệt khi trong quá trình làm việc, không chỉ một mà những hai lần, tôi đã được chứng kiến ngân hàng mình đã chao đảo nhưng vẫn kiên định vững chãi đến nhường nào khi vượt qua hai cơn sóng gió trên thương trường vào năm 2003 và 2012. Đó là hai mốc thời gian khủng khiếp nhưng thật đáng tự hào. Nếu không có sự đồng sức đồng lòng của tất cả thành viên, nếu không có những vị lãnh đạo có tinh thần bằng thép, nếu không có chiến lược tác chiến thật chuyên nghiệp và tài tình, không có sự hỗ trợ của NHNN và các ngân hàng bạn thì có lẽ ngân hàng tôi - ACB sẽ không thể trụ vững cho đến ngày hôm nay.
Trong những tháng ngày ấy, tôi nhớ mãi hình ảnh từ anh bảo vệ vẫn niềm nở xếp xe từng hàng dài cho dòng người đang đổ xô về rút tiền, vẫn hồ hởi vác những bao tiền nặng trĩu chất đầy ngân hàng để đảm bảo thanh khoản. Tôi nhớ mãi các bạn giao dịch viên đứng suốt cả ngày, hạch toán từ sáng sớm cho đến khi trời mờ tối để giải quyết nhu cầu rút tiền của khách hàng và nụ cười vẫn nở trên môi. Tôi nhớ mãi các bạn quan hệ khách hàng trực chiến bên chiếc điện thoại, liên tục phản hồi thắc mắc của khách hàng, luôn ân cần giải thích, tìm mọi cách để níu giữ khách hàng ... Từng miếng bánh mì nuốt vội, từng giọt mồ hôi lăn dài trên trán, thậm chí ngủ đêm tại ngân hàng, mọi người vẫn quyết bám trụ, từ giám đốc đến nhân viên. Tất nhiên, đã có nhiều người ra đi, rời khỏi chuyến tàu để tìm đến chân trời mới sau biến cố ấy. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn ở lại và tiếp tục cống hiến.
Tất nhiên, cũng có những lúc chúng tôi lung lay khi so sánh mức lương cùng bạn bè mình ở các ngân hàng khác. Có những lúc, chúng tôi tưởng như bị bóp nghẹt bởi những tin đồn, bởi những khó khăn của thị trường tài chính. Thế nhưng giờ đây, ngân hàng tôi vẫn vững chãi chào đón tuổi vàng 24 với nhựa sống tràn trề, với niềm tin mãnh liệt và biết bao hy vọng vào một tương lai thật tươi sáng. Quan trọng là chúng tôi nhận ra ngân hàng đã mang lại được gì cho mình. Nếu công việc hiện tại chẳng đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu, cũng chẳng mang lại bất cứ sự thỏa mãn cá nhân nào, cũng không cho tôi cuộc đời mà tôi muốn, thì chắc tôi và bao đồng nghiệp đã quyết định bỏ đi và tìm công việc khác.
Nhưng nghề ngân hàng mà tôi đang có cũng giúp tôi tận hưởng được một cuộc sống tương đối và cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc đời. Nghề ngân hàng đã cung cấp bệ phóng cho các doanh nghiệp phát triển, vươn xa, biến ước mơ của bản thân và hàng triệu khách hàng thành hiện thực. Đó chẳng phải là ý nghĩa hay sao? Huống gì với tôi và nhiều người, ACB đã trở thành ngôi nhà thứ hai mất rồi! “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” - 24 năm ngôi nhà ấy được tinh luyện theo thời gian, trong sóng gió. Tuy chưa phải là chặng đường dài nhưng có lẽ cũng đủ để cho ta nhìn ngẫm lại những gì đã đi qua và trưởng thành hơn. Một chặng đường không phải trải đầy hoa hồng như những gì người ta vẫn chúc tụng mà luôn hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhiều thử thách, chông gai.
Có dễ dàng không để một ngân hàng được nhiều tổ chức tài chính danh giá trên thế giới vinh danh và công nhận với biết bao thành tích, danh hiệu? Có dễ dàng không khi bắt đầu khởi nghiệp từ số vốn điều lệ 20 tỷ đồng với 27 nhân viên, giờ đây đã thành một tập đòan tài chính với 350 chi nhánh, phòng giao dịch với số vốn hơn 10 ngàn tỷ đồng cùng số lượng cán bộ công nhân viên lên đến gần 10 ngàn người? Câu trả lời là: “Thưa, không!”.
Thêm một phòng giao dịch hay chi nhánh mới ra đời, thêm một phần trăm tăng trưởng trong lợi nhuận đạt được là bao giọt mồ hôi đã đổ, bao tâm sức và trí tuệ đã vắt cạn. Vai diễn đã phân và từng diễn viên đều luôn cố gắng hòan thiện vai trò của mình trong guồng máy tài chính đó. Từ vị lãnh đạo luôn tâm huyết với ngân hàng đã thổi cho chúng tôi những tham vọng tưởng chừng như không thể, đến người nhân viên nghiệp vụ luôn tận tụy với nghề. Dẫu còn rất nhiều khó khăn, thử thách, cám dỗ, nhưng mỗi chúng tôi đều vẫn hết mình cống hiến, bám trụ với nghề, trăn trở với công việc và nỗ lực hoàn thành mỗi nhiệm vụ được giao.
Nghề tài chính ngân hàng - Thử thách và vinh quang. Thử thách thì nhiều lắm, vậy vinh quang nơi nào? Ngân hàng nơi chúng tôi đang làm việc ngày càng lớn mạnh và phát triển, đó chẳng phải cũng chính là thành công và vinh quang của mỗi chúng tôi hay sao? Mỗi nhân viên chúng tôi cũng như ngân hàng mình, như thỏi vàng đã được thử lửa, không những một, mà đến hai lần. Vì vậy nên giờ đây, chúng tôi tin tưởng và hy vọng vào một tương lai thật tươi sáng với nhiều thành công mới , thắng lợi mới trên chiến trường tài chính cũng như ghi dấu ấn thật đẹp trong cộng đồng. Từng suất học bổng trao tay, từng ca mổ tim, mổ mắt cho người nghèo, từng món quà trao đến những mảnh đời bất hạnh ... Những việc làm mà chúng tôi thiết tha dành tặng cho cộng đồng làm cho bản thân mỗi người cảm thấy nghề ngân hàng nhân văn hơn, ý nghĩa hơn biết bao.
“Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên, nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình. Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống? Vì đất nước cần một trái tim”. Lúc nào trong trái tim những người làm Bank như chúng tôi cũng luôn hừng hực cháy ngọn lửa muốn được đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế nước nhà. Hãy để mỗi ngày đi qua trong cuộc đời mỗi người chúng ta thật giá trị, để có khi nào đó ngoảnh lại, chúng ta sẽ không phải hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí, để chúng ta luôn tự hào vì mình được làm trong ngành tài chính, dẫu còn rất nhiều thử thách và gian nan.
LTS: Từ nay đến 30/9/2017, CafeF phối hợp với Báo điện tử Trí thức trẻ tổ chức cuộc thi viết "Nghề Tài chính - Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang" nhằm tôn vinh những giá trị đẹp mà nghề đem lại, phê phán những điều chưa đẹp đồng thời truyền cảm hứng cho những người mới vào nghề.
Dưới đây là bài dự thi của độc giả Phạm Mai Quyên hiện công tác tại Khối thị trường tài chính Ngân hàng ACB mang tựa đề: Nghề ngân hàng - tôi luyện qua thời gian.
---------------------
Cách đây 14 năm, tôi – cô sinh viên trẻ trung đã rất tâm đắc và tự tin khi chọn chuyên ngành kinh doanh tiền tệ để làm con đường sự nghiệp trong tương lai. Tôi còn nhớ như in ánh mắt rạng rỡ của mẹ khi tôi báo tin con đã trúng tuyển vô một ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam sau năm vòng thi trầy trật. Dẫu chỉ bắt đầu với mức lương khởi điểm 1,5 triệu đồng nhưng tôi đi làm mà vẫn luôn tự hào và hãnh diện với hình ảnh của một Banker.
Thời gian thấm thoát thoi đưa. Thế là đã hơn 10 năm tôi gắn bó với cái nghề “buôn tiền” này. Vinh quang có, nước mắt có, hanh phúc có, tủi hờn có….Mọi cung bậc cảm xúc dần dần được trải nghiệm bởi chính bản thân và của bao đồng nghiệp cùng làm nghề Bank. Tôi đã từng ngưỡng mộ tròn xoe mắt trước những tấm huy chương, những chiếc bằng khen đặt đầy trên bàn một vị giám đốc ngân hàng khi đi thăm chúc mừng chị ấy đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm. Thế mà bỗng nhiên một ngày nọ, một quyết định sa thải được ban hành vì chị ấy đã vi phạm quy định thẩm định trong cấp tín dụng. Cái giá để đổi lấy những thành tích ấy có quá mắc chăng?
Tôi cũng từng thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt già nua của một chị làm trong bộ phân ngân quỹ. Chị ấy khóc vì xin làm cộng tác viên khi đã quá tuổi nghỉ hưu, để vẫn còn có đồng ra đồng vào nuôi gia đình, nhưng không thành. Bất chợt tưởng tượng ra tương lai của mình sau này, khi tuổi đã cao, sắc đã phai, kiến thức đã hao mòn, mình cũng sẽ bị người ta hắt hủi như thế.
Mà có đâu xa, tôi cũng đã từng bị đề nghị giáng xuống làm giao dịch viên khi đang giữ chức Trưởng bộ phận, với lý do ngân hàng đang định biên quy hoạch nhân sự nên phòng tôi phải giải thể. Ôi chua xót! Lúc ấy, tất cả như sụp đổ dưới chân tôi. Và còn nhiều, rất nhiều mảnh đời khác cùng làm trong ngành ngân hàng này với những nỗi niềm khác nhau mà tôi đã chứng kiến. Có ai biết cô giao dịch viên xinh xắn kia, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi khi gặp khách hàng, lúc nào cũng là người về trễ nhất trong ngân hàng lại đang chịu mức lương thấp khó ai ngờ. Có ai biết anh tín dụng để có được hợp đồng giải ngân, để chạy chỉ tiêu dư nợ thì phải đổi lấy những tháng ngày trầy trật đeo bám khách hàng, trong giờ hành chính, trên bàn nhậu, quán cafe, bỏ bê cả gia đình với con thơ vợ dại.
Có ai biết những người làm treasury giống như tôi về đến nhà rồi vẫn thấp thỏm phập phồng theo dõi tỷ giá lên xuống, tin tức tài chính trong nước lẫn thế giới, và nhỡ có tin gì bất lợi thì lại thức trắng cả đêm mà gặm nhấm nỗi buồn vì đã gây lỗ....Áp lực thật nặng nề khi tất cả đánh giá chỉ dựa trên con số. Bất giác chợt hiểu vì sao “Tiền” luôn đi đôi với “Tệ” và bất giác tự hỏi: có thật “Tiền” có “Tệ”? Có phải mình đã đi sai đường?
Chắc là không! Hãy ngẫm kĩ vì sao buồn là thế, phải đánh đổi nhiều là thế nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên vẫn mơ ước được bước chân vào ngân hàng, vẫn còn rất nhiều người muốn gắn bó cả cuộc đời với ngân hàng, giống như tôi?
Thật ra cái gì cũng có cái giá của nó và quan trọng là mình phải biết điểm dừng, biết tìm thấy niềm vui trong công việc để hài lòng với những gì đang có. Nên nghề ngân hàng không những cần có “TÂM” mà còn phải có “TẦM” là vậy. Tôi tự cho mình là người may mắn và đặc biệt khi trong quá trình làm việc, không chỉ một mà những hai lần, tôi đã được chứng kiến ngân hàng mình đã chao đảo nhưng vẫn kiên định vững chãi đến nhường nào khi vượt qua hai cơn sóng gió trên thương trường vào năm 2003 và 2012. Đó là hai mốc thời gian khủng khiếp nhưng thật đáng tự hào. Nếu không có sự đồng sức đồng lòng của tất cả thành viên, nếu không có những vị lãnh đạo có tinh thần bằng thép, nếu không có chiến lược tác chiến thật chuyên nghiệp và tài tình, không có sự hỗ trợ của NHNN và các ngân hàng bạn thì có lẽ ngân hàng tôi - ACB sẽ không thể trụ vững cho đến ngày hôm nay.
Trong những tháng ngày ấy, tôi nhớ mãi hình ảnh từ anh bảo vệ vẫn niềm nở xếp xe từng hàng dài cho dòng người đang đổ xô về rút tiền, vẫn hồ hởi vác những bao tiền nặng trĩu chất đầy ngân hàng để đảm bảo thanh khoản. Tôi nhớ mãi các bạn giao dịch viên đứng suốt cả ngày, hạch toán từ sáng sớm cho đến khi trời mờ tối để giải quyết nhu cầu rút tiền của khách hàng và nụ cười vẫn nở trên môi. Tôi nhớ mãi các bạn quan hệ khách hàng trực chiến bên chiếc điện thoại, liên tục phản hồi thắc mắc của khách hàng, luôn ân cần giải thích, tìm mọi cách để níu giữ khách hàng ... Từng miếng bánh mì nuốt vội, từng giọt mồ hôi lăn dài trên trán, thậm chí ngủ đêm tại ngân hàng, mọi người vẫn quyết bám trụ, từ giám đốc đến nhân viên. Tất nhiên, đã có nhiều người ra đi, rời khỏi chuyến tàu để tìm đến chân trời mới sau biến cố ấy. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn ở lại và tiếp tục cống hiến.
Tất nhiên, cũng có những lúc chúng tôi lung lay khi so sánh mức lương cùng bạn bè mình ở các ngân hàng khác. Có những lúc, chúng tôi tưởng như bị bóp nghẹt bởi những tin đồn, bởi những khó khăn của thị trường tài chính. Thế nhưng giờ đây, ngân hàng tôi vẫn vững chãi chào đón tuổi vàng 24 với nhựa sống tràn trề, với niềm tin mãnh liệt và biết bao hy vọng vào một tương lai thật tươi sáng. Quan trọng là chúng tôi nhận ra ngân hàng đã mang lại được gì cho mình. Nếu công việc hiện tại chẳng đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu, cũng chẳng mang lại bất cứ sự thỏa mãn cá nhân nào, cũng không cho tôi cuộc đời mà tôi muốn, thì chắc tôi và bao đồng nghiệp đã quyết định bỏ đi và tìm công việc khác.
Nhưng nghề ngân hàng mà tôi đang có cũng giúp tôi tận hưởng được một cuộc sống tương đối và cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc đời. Nghề ngân hàng đã cung cấp bệ phóng cho các doanh nghiệp phát triển, vươn xa, biến ước mơ của bản thân và hàng triệu khách hàng thành hiện thực. Đó chẳng phải là ý nghĩa hay sao? Huống gì với tôi và nhiều người, ACB đã trở thành ngôi nhà thứ hai mất rồi! “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” - 24 năm ngôi nhà ấy được tinh luyện theo thời gian, trong sóng gió. Tuy chưa phải là chặng đường dài nhưng có lẽ cũng đủ để cho ta nhìn ngẫm lại những gì đã đi qua và trưởng thành hơn. Một chặng đường không phải trải đầy hoa hồng như những gì người ta vẫn chúc tụng mà luôn hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhiều thử thách, chông gai.
Có dễ dàng không để một ngân hàng được nhiều tổ chức tài chính danh giá trên thế giới vinh danh và công nhận với biết bao thành tích, danh hiệu? Có dễ dàng không khi bắt đầu khởi nghiệp từ số vốn điều lệ 20 tỷ đồng với 27 nhân viên, giờ đây đã thành một tập đòan tài chính với 350 chi nhánh, phòng giao dịch với số vốn hơn 10 ngàn tỷ đồng cùng số lượng cán bộ công nhân viên lên đến gần 10 ngàn người? Câu trả lời là: “Thưa, không!”.
Thêm một phòng giao dịch hay chi nhánh mới ra đời, thêm một phần trăm tăng trưởng trong lợi nhuận đạt được là bao giọt mồ hôi đã đổ, bao tâm sức và trí tuệ đã vắt cạn. Vai diễn đã phân và từng diễn viên đều luôn cố gắng hòan thiện vai trò của mình trong guồng máy tài chính đó. Từ vị lãnh đạo luôn tâm huyết với ngân hàng đã thổi cho chúng tôi những tham vọng tưởng chừng như không thể, đến người nhân viên nghiệp vụ luôn tận tụy với nghề. Dẫu còn rất nhiều khó khăn, thử thách, cám dỗ, nhưng mỗi chúng tôi đều vẫn hết mình cống hiến, bám trụ với nghề, trăn trở với công việc và nỗ lực hoàn thành mỗi nhiệm vụ được giao.
Nghề tài chính ngân hàng - Thử thách và vinh quang. Thử thách thì nhiều lắm, vậy vinh quang nơi nào? Ngân hàng nơi chúng tôi đang làm việc ngày càng lớn mạnh và phát triển, đó chẳng phải cũng chính là thành công và vinh quang của mỗi chúng tôi hay sao? Mỗi nhân viên chúng tôi cũng như ngân hàng mình, như thỏi vàng đã được thử lửa, không những một, mà đến hai lần. Vì vậy nên giờ đây, chúng tôi tin tưởng và hy vọng vào một tương lai thật tươi sáng với nhiều thành công mới , thắng lợi mới trên chiến trường tài chính cũng như ghi dấu ấn thật đẹp trong cộng đồng. Từng suất học bổng trao tay, từng ca mổ tim, mổ mắt cho người nghèo, từng món quà trao đến những mảnh đời bất hạnh ... Những việc làm mà chúng tôi thiết tha dành tặng cho cộng đồng làm cho bản thân mỗi người cảm thấy nghề ngân hàng nhân văn hơn, ý nghĩa hơn biết bao.
“Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên, nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình. Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống? Vì đất nước cần một trái tim”. Lúc nào trong trái tim những người làm Bank như chúng tôi cũng luôn hừng hực cháy ngọn lửa muốn được đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế nước nhà. Hãy để mỗi ngày đi qua trong cuộc đời mỗi người chúng ta thật giá trị, để có khi nào đó ngoảnh lại, chúng ta sẽ không phải hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí, để chúng ta luôn tự hào vì mình được làm trong ngành tài chính, dẫu còn rất nhiều thử thách và gian nan.
Phạm Mai Quyên (Ngân hàng ACB)
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
Comments
Post a Comment