Phụ nữ làm tín dụng - có những nỗi niềm riêng cần được thấu hiểu [Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang]
Áp lực của những chỉ tiêu cao ngất, của những món nợ khó đòi cũng như
áp lực về thời gian làm việc…đã bao lần khiến tôi mệt mỏi muốn buông
xuôi, nhưng rồi lòng yêu nghề đã níu chân tôi ở lại, năm này qua năm
khác.
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giảVũ Thị Thúy Hòa ngân hàngOCB chi nhánh Đăk Lăk gửi tới cuộc thi viết về Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
------------------------------------
Bước ra khỏi cơ quan khi trời nhá nhem tối và phố đã lên đèn tự bao giờ, mùi hoa sữa thooáng qua trong gió lẫn trong cái se se lạnh của phố núi sau mưa, chợt khiến tôi thấy chạnh lòng…
Quay ngược thời gian của chục năm về trước, có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày một cô bé dân văn suốt ngày mơ mộng lãng đãng như tôi sẽ dấn thân vào cái nghề này: Tín dụng - nghề thường hay kén nữ !
Ngày chân ướt chân ráo đi xin việc, vốn dĩ nhạy cảm với những gì phân biệt nam nữ nên càng đọc những thông báo tuyển dụng của giới ngân hàng ngày đó “Tín dụng : Ưu tiên nam”, tôi lại càng quyết tâm phải nộp đơn cho bằng được với một ý nghĩ duy nhất “Cái gì con trai làm được thì chắc chắn con gái cũng sẽ làm được”. Rồi như một phép thử của cuộc đời, tôi được nhận ngay lần xin việc đầu tiên ! Và từ đó, cuộc sống của tôi bắt đầu bước sang một trang mới…
Lúc ấy, những doanh nghiệp cà phê trên địa bàn luôn trong tình trạng khát vốn nên giải ngân tiền tỷ trong một ngày với tôi cũng là chuyện nhẹ tựa như mây. Nhưng rồi bức tranh màu hồng ấy dần phai màu khi tôi chuyển công tác qua vài ba ngân hàng, bắt đầu gặp những vị khách hàng ma quái và không ít những tình huống khó đỡ. Áp lực của những chỉ tiêu cao ngất, của những món nợ khó đòi cũng như áp lực về thời gian làm việc…đã bao lần khiến tôi mệt mỏi muốn buông xuôi, nhưng rồi lòng yêu nghề đã níu chân tôi ở lại, năm này qua năm khác.
Có một điều mà rất nhiều người lầm tưởng về nghề này, đó là chế độ lương thưởng mỗi khi dịp tết đến xuân về. Đã qua rồi còn đâu cái thời hoàng kim, bây giờ có chăng chỉ còn là những câu chuyện trà dư tửu hậu mà chỉ dân trong nghề mới hiểu. Không dưới n lần tôi được hỏi “làm ngân hàng chắc lương được mười mấy triệu một tháng hả?”, tôi chỉ biết cười như mếu mà rằng: “uhm, mấy tháng chắc cũng được chừng đó !!!”. Và tất nhiên là tôi giấu nhẹm chuyện thưởng vì có nói ra cũng chẳng ai tin. Với tôi, tết bây giờ chỉ còn là nỗi ám ảnh về việc đổi tiền mới!
Do mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên để đủ lương thì dân ngân hàng phải chạy đủ các thể loại chỉ tiêu, từ cho vay đến huy động, từ mở thẻ đến bảo hiểm các kiểu…Vừa lo chạy chỉ tiêu, vừa lo kiểm soát rủi ro vì cho vay chẳng khác nào việc “thả gà ra đuổi”. Thế nên các anh doanh nghiệp vẫn hay đùa với nhau “cầm kho thì nửa đêm đang ngủ, nghe báo cháy cũng lo bỏ vợ mà chạy” !
Có những ảo ảnh mà nguời ngoài nhìn vào dân ngân hàng không phải khi nào cũng là thật, không phải ai cũng mặc quần áo đẹp đẽ và ngồi máy lạnh suốt 8 tiếng. Với tôi, nghề là rong ruổi trên những nẻo đường và đi qua mọi vùng đất, gặp thật nhiều người và biết thật nhiều điều. Dường như mỗi cung đường đi qua đều mang trên mình những kỷ niệm và gắn với những nỗi nhớ không tên…
Tôi nhớ có những hôm về đến nhà, cả người phủ kín một màu nâu của đất đỏ vì cả ngày đi thẩm định đúng vùng đất bazan.
Tôi nhớ có những ngày đi thẩm định gặp trời mưa to gió bão, đến đoạn ngập nước suýt chút nữa là trôi cả người và xe.
Tôi nhớ có lần đi thẩm định ở huyện xa, vì mải mê lấy giá đất nên chẳng để ý là trời đã tối. Cả một đoạn đường dài gần chục cây số không bóng người và không có dấu hiệu gì của ánh sáng ngoài ánh đèn xe leo lắt, tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài việc kéo ga nhanh hết mức và cầu mong xe đừng hết xăng.
Tôi nhớ có lần đi thẩm định đất rẫy mà để đến được cái rẫy ấy, tôi phải lẽo đẽo theo anh khách hàng đi qua cả một cánh rừng cao su rộng bạt ngàn…Vậy nên mãi cho đến bây giờ gặp lại, anh chàng ấy vẫn ngưỡng mộ độ “liều” của tôi ngày hôm ấy ! Và tôi cũng thú thật rằng, đó là lần duy nhất trong cuộc đời đi thẩm định mà tôi thấy sợ !
Tôi nhớ có ngày ngồi xe máy cả hơn trăm cây số vì đi thẩm định ở nhiều huyện khác nhau, tối về cả người mỏi nhừ không nhấc nổi dù chỉ là một cánh tay. Tất cả những gì tôi làm tối đó chỉ là ngủ và ngủ !
Còn nhiều và nhiều những lần như thế này và như thế khác mà tôi không thể kể hết được, chỉ biết vất vả là thế, mệt mỏi là thế, nguy hiểm là thế…Nhưng tôi không xem đó là khó khăn mà xem đó như là những trải nghiệm trong cuộc sống của mình, cũng giống như việc mình thích đi du lịch thì dù thế nào cũng xách balo lên và đi, thế thôi !
Sau tất cả, nhìn lại quãng đường đã đi qua, tôi vẫn cho phép mình tự mỉm cười vì những gì đã nhận được -những tấm chân tình, những món qua nho nhỏ nhưng luôn khiến tôi ấm lòng khi nghĩ về…
Đó là chiếc bánh chưng, bánh lá mà mỗi khi tết đến, bác khách hàng vẫn hay gửi cho tôi và gọi điện bắt tôi cầm về cho bằng được vì “nhà tự làm”.
Đó là khi giữa trưa nắng đổ lửa, chú khách hàng ở huyện xa lắc mù khơi đến tận ngân hàng và xách cho tôi cặp gà mà vì đường xa chúng đã nằm quẹo cổ từ bao giờ.
Đó là tấm thiệp cưới đứa con gái đầu lòng của một bác nông dân mà bác ấy rất nhiệt tình mời tôi đến dự.
Đó là rất nhiều khách hàng đã trở thành bạn bè tốt của tôi dù sau này không còn giao dịch với ngân hàng nữa.
Thế nên phải thú nhận rằng kể từ lúc đặt chân vào ngân hàng, chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ có lúc mình bỏ nghề tín dụng vì cứ tâm niệm rằng thôi thì đã trót lỡ đa mang. Cho đến một ngày cuối thu, như kiểu chạy trời không khỏi nắng, tôi lấy chồng - không ai khác là cậu bạn thân vẫn chịu khó mua bánh mì qua ngân hàng cho tôi mỗi khi tôi ở lại làm hồ sơ trễ ! Và tất nhiên sau đó dù yêu nghề đến mấy, tôi cũng phải nghĩ đến việc bỏ tín dụng và chuyển qua bộ phận khác, tưởng rằng sẽ có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn, nhưng có vẻ như tôi đã nhầm ! Ngày nào tôi cũng ra khỏi nhà từ lúc mặt trời chưa mọc và về nhà khi mặt trời đã lặn. Không dưới nhiều lần tôi trở về và thấy cảnh chồng mình đã lăn ra ngủ từ khi nào, mâm cơm trên bàn chưa ăn cũng đã nguội.
Rồi tôi có con, hết thời gian nghỉ thai sản, tôi đi làm lại đúng dịp cuối năm. Đây là lúc mà nhà nhà người người lo chạy chỉ tiêu nên về trễ là việc thường xuyên. Cả nhà tôi đoán già đoán non, bác trông trẻ xin nghỉ có lẽ vì tôi hay về trễ nên bác ấy phải chờ ăn cơm muộn. Chật vật mãi mà vẫn không tìm ra người trông trẻ, thế là nguyên cả tháng ấy hai vợ chồng tôi lại phải thay phiên nhau nghỉ làm ở nhà trông con. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày cuối năm được phân ở lại trực quyết toán, lần đầu tiên tôi khóc ngay tại ngân hàng vì chờ đến hơn 9h tối vẫn chưa được về, lúc ấy con tôi mới gần 8 tháng tuổi đang khóc oằn ở nhà vì thiếu mẹ !
Từ bỏ ước mơ và đam mê vốn dĩ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Có đôi lúc cuồng chân, nghĩ lại những ngày hay đi thẩm định khiến tôi nhớ đến điên người cái cảm giác vừa cắm phone nghe nhạc vừa đi thật chậm qua những đoạn đường đèo uốn lượn, thấy tâm trạng mình nhẹ bẫng khi đứng giữa bạt ngàn hoa cà phê thơm ngát, trắng xóa cả ngọn đồi Hà Lan. Nhớ cốc cà phê bên bờ hồ rộng mênh mông nằm lọt thỏm giữa một vùng dân cư của Cư Kuin. Hay nhớ những con đường ngai ngái mùi hoa sữa của phố núi Ban Mê….Nhưng rồi tất cả những day dứt ấy cũng tan nhanh vào hư vô khi tôi nghĩ về gia đình bé nhỏ của mình..
Giờ đây có lẽ vì đã qua rồi thời tuổi trẻ đầy háo hức và nhiệt huyết, chẳng còn thiết tha bay nhảy như trước, tôi mang tất cả những kinh nghiệm đã tích lũy được trong ngần ấy năm tháng làm tín dụng để ngồi một chỗ hỗ trợ cho các anh em tín dụng khác trong công việc hoàn tất hồ sơ giấy tờ giải ngân. Để rồi cuối cùng nhận ra một điều rằng : Ngân hàng như một cái duyên, hóa ra vì yêu nghề nên dù làm ở vị trí nào cũng vậy, tôi cũng đều dành hết tâm trí và trách nhiệm với nó.
Nhà trường không chỉ tôi cách giao tiếp để tạo nên các mối quan hệ xã hội, sách vở không dạy tôi phân biệt người tốt kẻ xấu, chỉ có những va chạm thực tế mới chỉ ra điều đó. Thầm cảm ơn nghề đã giúp tôi dần hoàn thiện bản thân mình, vì nhờ nó mà tôi đã trưởng thành lên biết bao nhiêu. Những năm tháng ấy đã rèn cho tôi sự kiên nhẫn, cẩn trọng, tính tự chủ và tinh thần lạc quan…cũng như từ việc không nhớ nổi tên một con đường giờ đã thông thuộc mọi ngóc ngách của phố, từ một người ít nói đã biết lúc nào cần phải nói…Nhưng cuối cùng và hơn hết, thầm mong những ai đã và đang có ý định cưới ai đó làm ngân hàng đã hiểu cho rằng, dân ngân hàng luôn mang trong mình những nỗi niềm riêng…cần được thấu hiểu !
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giảVũ Thị Thúy Hòa ngân hàngOCB chi nhánh Đăk Lăk gửi tới cuộc thi viết về Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
------------------------------------
Bước ra khỏi cơ quan khi trời nhá nhem tối và phố đã lên đèn tự bao giờ, mùi hoa sữa thooáng qua trong gió lẫn trong cái se se lạnh của phố núi sau mưa, chợt khiến tôi thấy chạnh lòng…
Quay ngược thời gian của chục năm về trước, có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày một cô bé dân văn suốt ngày mơ mộng lãng đãng như tôi sẽ dấn thân vào cái nghề này: Tín dụng - nghề thường hay kén nữ !
Ngày chân ướt chân ráo đi xin việc, vốn dĩ nhạy cảm với những gì phân biệt nam nữ nên càng đọc những thông báo tuyển dụng của giới ngân hàng ngày đó “Tín dụng : Ưu tiên nam”, tôi lại càng quyết tâm phải nộp đơn cho bằng được với một ý nghĩ duy nhất “Cái gì con trai làm được thì chắc chắn con gái cũng sẽ làm được”. Rồi như một phép thử của cuộc đời, tôi được nhận ngay lần xin việc đầu tiên ! Và từ đó, cuộc sống của tôi bắt đầu bước sang một trang mới…
Lúc ấy, những doanh nghiệp cà phê trên địa bàn luôn trong tình trạng khát vốn nên giải ngân tiền tỷ trong một ngày với tôi cũng là chuyện nhẹ tựa như mây. Nhưng rồi bức tranh màu hồng ấy dần phai màu khi tôi chuyển công tác qua vài ba ngân hàng, bắt đầu gặp những vị khách hàng ma quái và không ít những tình huống khó đỡ. Áp lực của những chỉ tiêu cao ngất, của những món nợ khó đòi cũng như áp lực về thời gian làm việc…đã bao lần khiến tôi mệt mỏi muốn buông xuôi, nhưng rồi lòng yêu nghề đã níu chân tôi ở lại, năm này qua năm khác.
Có một điều mà rất nhiều người lầm tưởng về nghề này, đó là chế độ lương thưởng mỗi khi dịp tết đến xuân về. Đã qua rồi còn đâu cái thời hoàng kim, bây giờ có chăng chỉ còn là những câu chuyện trà dư tửu hậu mà chỉ dân trong nghề mới hiểu. Không dưới n lần tôi được hỏi “làm ngân hàng chắc lương được mười mấy triệu một tháng hả?”, tôi chỉ biết cười như mếu mà rằng: “uhm, mấy tháng chắc cũng được chừng đó !!!”. Và tất nhiên là tôi giấu nhẹm chuyện thưởng vì có nói ra cũng chẳng ai tin. Với tôi, tết bây giờ chỉ còn là nỗi ám ảnh về việc đổi tiền mới!
Do mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên để đủ lương thì dân ngân hàng phải chạy đủ các thể loại chỉ tiêu, từ cho vay đến huy động, từ mở thẻ đến bảo hiểm các kiểu…Vừa lo chạy chỉ tiêu, vừa lo kiểm soát rủi ro vì cho vay chẳng khác nào việc “thả gà ra đuổi”. Thế nên các anh doanh nghiệp vẫn hay đùa với nhau “cầm kho thì nửa đêm đang ngủ, nghe báo cháy cũng lo bỏ vợ mà chạy” !
Có những ảo ảnh mà nguời ngoài nhìn vào dân ngân hàng không phải khi nào cũng là thật, không phải ai cũng mặc quần áo đẹp đẽ và ngồi máy lạnh suốt 8 tiếng. Với tôi, nghề là rong ruổi trên những nẻo đường và đi qua mọi vùng đất, gặp thật nhiều người và biết thật nhiều điều. Dường như mỗi cung đường đi qua đều mang trên mình những kỷ niệm và gắn với những nỗi nhớ không tên…
Tôi nhớ có những hôm về đến nhà, cả người phủ kín một màu nâu của đất đỏ vì cả ngày đi thẩm định đúng vùng đất bazan.
Tôi nhớ có những ngày đi thẩm định gặp trời mưa to gió bão, đến đoạn ngập nước suýt chút nữa là trôi cả người và xe.
Tôi nhớ có lần đi thẩm định ở huyện xa, vì mải mê lấy giá đất nên chẳng để ý là trời đã tối. Cả một đoạn đường dài gần chục cây số không bóng người và không có dấu hiệu gì của ánh sáng ngoài ánh đèn xe leo lắt, tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài việc kéo ga nhanh hết mức và cầu mong xe đừng hết xăng.
Tôi nhớ có lần đi thẩm định đất rẫy mà để đến được cái rẫy ấy, tôi phải lẽo đẽo theo anh khách hàng đi qua cả một cánh rừng cao su rộng bạt ngàn…Vậy nên mãi cho đến bây giờ gặp lại, anh chàng ấy vẫn ngưỡng mộ độ “liều” của tôi ngày hôm ấy ! Và tôi cũng thú thật rằng, đó là lần duy nhất trong cuộc đời đi thẩm định mà tôi thấy sợ !
Tôi nhớ có ngày ngồi xe máy cả hơn trăm cây số vì đi thẩm định ở nhiều huyện khác nhau, tối về cả người mỏi nhừ không nhấc nổi dù chỉ là một cánh tay. Tất cả những gì tôi làm tối đó chỉ là ngủ và ngủ !
Còn nhiều và nhiều những lần như thế này và như thế khác mà tôi không thể kể hết được, chỉ biết vất vả là thế, mệt mỏi là thế, nguy hiểm là thế…Nhưng tôi không xem đó là khó khăn mà xem đó như là những trải nghiệm trong cuộc sống của mình, cũng giống như việc mình thích đi du lịch thì dù thế nào cũng xách balo lên và đi, thế thôi !
Sau tất cả, nhìn lại quãng đường đã đi qua, tôi vẫn cho phép mình tự mỉm cười vì những gì đã nhận được -những tấm chân tình, những món qua nho nhỏ nhưng luôn khiến tôi ấm lòng khi nghĩ về…
Đó là chiếc bánh chưng, bánh lá mà mỗi khi tết đến, bác khách hàng vẫn hay gửi cho tôi và gọi điện bắt tôi cầm về cho bằng được vì “nhà tự làm”.
Đó là khi giữa trưa nắng đổ lửa, chú khách hàng ở huyện xa lắc mù khơi đến tận ngân hàng và xách cho tôi cặp gà mà vì đường xa chúng đã nằm quẹo cổ từ bao giờ.
Đó là tấm thiệp cưới đứa con gái đầu lòng của một bác nông dân mà bác ấy rất nhiệt tình mời tôi đến dự.
Đó là rất nhiều khách hàng đã trở thành bạn bè tốt của tôi dù sau này không còn giao dịch với ngân hàng nữa.
Thế nên phải thú nhận rằng kể từ lúc đặt chân vào ngân hàng, chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ có lúc mình bỏ nghề tín dụng vì cứ tâm niệm rằng thôi thì đã trót lỡ đa mang. Cho đến một ngày cuối thu, như kiểu chạy trời không khỏi nắng, tôi lấy chồng - không ai khác là cậu bạn thân vẫn chịu khó mua bánh mì qua ngân hàng cho tôi mỗi khi tôi ở lại làm hồ sơ trễ ! Và tất nhiên sau đó dù yêu nghề đến mấy, tôi cũng phải nghĩ đến việc bỏ tín dụng và chuyển qua bộ phận khác, tưởng rằng sẽ có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn, nhưng có vẻ như tôi đã nhầm ! Ngày nào tôi cũng ra khỏi nhà từ lúc mặt trời chưa mọc và về nhà khi mặt trời đã lặn. Không dưới nhiều lần tôi trở về và thấy cảnh chồng mình đã lăn ra ngủ từ khi nào, mâm cơm trên bàn chưa ăn cũng đã nguội.
Rồi tôi có con, hết thời gian nghỉ thai sản, tôi đi làm lại đúng dịp cuối năm. Đây là lúc mà nhà nhà người người lo chạy chỉ tiêu nên về trễ là việc thường xuyên. Cả nhà tôi đoán già đoán non, bác trông trẻ xin nghỉ có lẽ vì tôi hay về trễ nên bác ấy phải chờ ăn cơm muộn. Chật vật mãi mà vẫn không tìm ra người trông trẻ, thế là nguyên cả tháng ấy hai vợ chồng tôi lại phải thay phiên nhau nghỉ làm ở nhà trông con. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày cuối năm được phân ở lại trực quyết toán, lần đầu tiên tôi khóc ngay tại ngân hàng vì chờ đến hơn 9h tối vẫn chưa được về, lúc ấy con tôi mới gần 8 tháng tuổi đang khóc oằn ở nhà vì thiếu mẹ !
Từ bỏ ước mơ và đam mê vốn dĩ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Có đôi lúc cuồng chân, nghĩ lại những ngày hay đi thẩm định khiến tôi nhớ đến điên người cái cảm giác vừa cắm phone nghe nhạc vừa đi thật chậm qua những đoạn đường đèo uốn lượn, thấy tâm trạng mình nhẹ bẫng khi đứng giữa bạt ngàn hoa cà phê thơm ngát, trắng xóa cả ngọn đồi Hà Lan. Nhớ cốc cà phê bên bờ hồ rộng mênh mông nằm lọt thỏm giữa một vùng dân cư của Cư Kuin. Hay nhớ những con đường ngai ngái mùi hoa sữa của phố núi Ban Mê….Nhưng rồi tất cả những day dứt ấy cũng tan nhanh vào hư vô khi tôi nghĩ về gia đình bé nhỏ của mình..
Giờ đây có lẽ vì đã qua rồi thời tuổi trẻ đầy háo hức và nhiệt huyết, chẳng còn thiết tha bay nhảy như trước, tôi mang tất cả những kinh nghiệm đã tích lũy được trong ngần ấy năm tháng làm tín dụng để ngồi một chỗ hỗ trợ cho các anh em tín dụng khác trong công việc hoàn tất hồ sơ giấy tờ giải ngân. Để rồi cuối cùng nhận ra một điều rằng : Ngân hàng như một cái duyên, hóa ra vì yêu nghề nên dù làm ở vị trí nào cũng vậy, tôi cũng đều dành hết tâm trí và trách nhiệm với nó.
Nhà trường không chỉ tôi cách giao tiếp để tạo nên các mối quan hệ xã hội, sách vở không dạy tôi phân biệt người tốt kẻ xấu, chỉ có những va chạm thực tế mới chỉ ra điều đó. Thầm cảm ơn nghề đã giúp tôi dần hoàn thiện bản thân mình, vì nhờ nó mà tôi đã trưởng thành lên biết bao nhiêu. Những năm tháng ấy đã rèn cho tôi sự kiên nhẫn, cẩn trọng, tính tự chủ và tinh thần lạc quan…cũng như từ việc không nhớ nổi tên một con đường giờ đã thông thuộc mọi ngóc ngách của phố, từ một người ít nói đã biết lúc nào cần phải nói…Nhưng cuối cùng và hơn hết, thầm mong những ai đã và đang có ý định cưới ai đó làm ngân hàng đã hiểu cho rằng, dân ngân hàng luôn mang trong mình những nỗi niềm riêng…cần được thấu hiểu !
Comments
Post a Comment