Dược mang tối da bao nhiêu tiền khi ra nước ngoài?
Khi ra nước ngoài để du lịch, chữa bệnh, học tập, công tác…, nhiều
người thường có thói quen mang theo nhiều tiền mặt để tiện giải quyết
công việc và sinh hoạt. Điều khiến họ băn khoăn là được mang tối đa bao
nhiêu tiền khi ra nước ngoài?
Mang trên 15 triệu đồng phải khai báo hải quan
Liên quan vấn đề mang tiền mặt khi ra nước ngoài, Thông tư 15/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cá nhân khi xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam mang theo tiền mặt là ngoại tệ, đồng Việt Nam trên mức dưới đây thì phải khai báo hải quan cửa khẩu:
- 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
- 15 triệu đồng.
Theo đó có thể thấy, pháp luật hiện hành không giới hạn mức tiền mặt được phép mang ra nước ngoài, nhưng giới hạn mức tiền mặt phải khai báo hải quan khi mang ra nước ngoài. Cụ thể là trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, trong trường hợp dù mang dưới 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối thì cũng phải khai báo hải quan.
Lưu ý, hạn mức nêu trên không chỉ áp dụng đối với cá nhân xuất cảnh mà còn áp dụng cả với những cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam.
Mang trên 15 triệu đồng phải khai báo hải quan
Liên quan vấn đề mang tiền mặt khi ra nước ngoài, Thông tư 15/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cá nhân khi xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam mang theo tiền mặt là ngoại tệ, đồng Việt Nam trên mức dưới đây thì phải khai báo hải quan cửa khẩu:
- 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
- 15 triệu đồng.
Theo đó có thể thấy, pháp luật hiện hành không giới hạn mức tiền mặt được phép mang ra nước ngoài, nhưng giới hạn mức tiền mặt phải khai báo hải quan khi mang ra nước ngoài. Cụ thể là trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, trong trường hợp dù mang dưới 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối thì cũng phải khai báo hải quan.
Lưu ý, hạn mức nêu trên không chỉ áp dụng đối với cá nhân xuất cảnh mà còn áp dụng cả với những cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam.
Pháp luật không giới hạn mức tiền được mang ra nước ngoài (Ảnh minh họa)
Thủ tục khai báo khi mang trên 15 triệu đồng ra nước ngoài
Cũng tại Thông tư 15/2011/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước quy định khá cụ thể về thủ tục khai báo hải quan khi mang trên 15 triệu đồng hoặc trên 5.000 USD ra nước ngoài. Theo đó, cá nhân xuất cảnh mang vượt mức tiền mặt này phải xuất trình cho hải quan cửa khẩu một trong hai loại giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận mang tiền mặt là ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài do ngân hàng được phép cấp phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối; hoặc
- Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang tiền mặt là ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Như vậy, nếu như mang trên 15 triệu đồng hoặc trên 5.000 USD ra nước ngoài, cá nhân phải xin giấy xác nhận của ngân hàng, sau đó xuất trình giấy này để làm thủ tục khai báo với hải quan. Để tránh mất nhiều thời gian và phiền phức, các hãng hàng không thường đưa ra lời khuyên với hành khách là không nên mang theo nhiều tiền mặt ra nước ngoài. Thay vào đó, hành khách nên sử dụng thẻ tín dụng.
Mức phạt với người mang vượt mức tiền mặt không khai báo
Theo Nghị định 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ, tùy theo mức tiền mặt cá nhân mang ra nước ngoài vượt quá quy định mà có mức xử phạt tương ứng. Cụ thể như sau:
- Mang vượt mức từ 05 triệu đồng - dưới 30 triệu đồng: Phạt 01 triệu đồng - 03 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 30 triệu đồng - dưới 70 triệu đồng: Phạt 05 triệu đồng - 15 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 70 triệu đồng - dưới 100 triệu đồng: Phạt từ 15 triệu đồng - 25 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải tội phạm: Phạt từ 30 triệu đồng - 50 triệu đồng.
Trong thực tế, khi phát hiện hành khách mang tiền mặt vượt mức quy định, các công chức hải quan sẽ lập biên bản và tạm giữ số tiền vượt mức. Sau khi hành khách nộp phạt đầy đủ, số tiền vượt mức này sẽ được hoàn lại.
LuatVietnam
Cũng tại Thông tư 15/2011/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước quy định khá cụ thể về thủ tục khai báo hải quan khi mang trên 15 triệu đồng hoặc trên 5.000 USD ra nước ngoài. Theo đó, cá nhân xuất cảnh mang vượt mức tiền mặt này phải xuất trình cho hải quan cửa khẩu một trong hai loại giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận mang tiền mặt là ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài do ngân hàng được phép cấp phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối; hoặc
- Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang tiền mặt là ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Như vậy, nếu như mang trên 15 triệu đồng hoặc trên 5.000 USD ra nước ngoài, cá nhân phải xin giấy xác nhận của ngân hàng, sau đó xuất trình giấy này để làm thủ tục khai báo với hải quan. Để tránh mất nhiều thời gian và phiền phức, các hãng hàng không thường đưa ra lời khuyên với hành khách là không nên mang theo nhiều tiền mặt ra nước ngoài. Thay vào đó, hành khách nên sử dụng thẻ tín dụng.
Mức phạt với người mang vượt mức tiền mặt không khai báo
Theo Nghị định 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ, tùy theo mức tiền mặt cá nhân mang ra nước ngoài vượt quá quy định mà có mức xử phạt tương ứng. Cụ thể như sau:
- Mang vượt mức từ 05 triệu đồng - dưới 30 triệu đồng: Phạt 01 triệu đồng - 03 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 30 triệu đồng - dưới 70 triệu đồng: Phạt 05 triệu đồng - 15 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 70 triệu đồng - dưới 100 triệu đồng: Phạt từ 15 triệu đồng - 25 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải tội phạm: Phạt từ 30 triệu đồng - 50 triệu đồng.
Trong thực tế, khi phát hiện hành khách mang tiền mặt vượt mức quy định, các công chức hải quan sẽ lập biên bản và tạm giữ số tiền vượt mức. Sau khi hành khách nộp phạt đầy đủ, số tiền vượt mức này sẽ được hoàn lại.
LuatVietnam
Comments
Post a Comment