Chẳng biết tự bao giờ, tôi yêu cái nghề Giao dịch viên đến lạ [Nghề Tài chính - Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang]
Đã bao giờ bạn phải đối diện với sự phẫn nộ và mệt mỏi vì chờ đợi của
hàng chục nghìn công nhân? Đã bao giờ bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc
đến rơi nước mắt của một người khi cầm trên tay vỏn vẹn 4 triệu đồng? Đã
bao giờ bạn bị đắm chìm trong cảm giác lo sợ sẽ không kịp nhìn thấy
người thân yêu của mình lần cuối?
LTS: Từ nay đến 30/9/2017, CafeF phối hợp với Báo điện tử Trí thức trẻ tổ chức cuộc thi viết "Nghề Tài chính - Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang" nhằm tôn vinh những giá trị đẹp mà nghề đem lại, phê phán những điều chưa đẹp đồng thời truyền cảm hứng cho những người mới vào nghề.
Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây bài dự thi của độc giả Nguyễn Ngọc Vân Anh chia sẻ về câu chuyện khởi nghề giao dịch viên.
------------------
Đã bao giờ bạn phải đối diện với sự phẫn nộ và mệt mỏi vì chờ đợi của hàng chục nghìn công nhân?
Đã bao giờ bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc đến rơi nước mắt của một người khi cầm trên tay vỏn vẹn bốn triệu đồng?
Đã bao giờ bạn bị đắm chìm trong cảm giác lo sợ sẽ không kịp nhìn thấy người thân yêu của mình lần cuối?
Tôi – một cô gái trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề - vậy nhưng đã được trải nghiệm tất cả những cảm xúc đó – Đó là câu chuyện khởi nghề Giao dịch viên của chính tôi.
Đó là vào mùa Tết năm 2016, một ngày 27 Tết thật vất vả và đầy cảm xúc.
Sáng hôm ấy, Ngân hàng tôi nhận được tin báo hệ thống ATM ở Long An bị lỗi, hàng chục nghìn công nhân của các khu công nghiệp bức xúc vây quanh các ATM. Không bức xúc sao được vì cả một năm dài ròng rã, cực lực làm việc, tích góp từng chút chỉ mong đến ngày Tết để được trở về nhà thăm gia đình, mua cái bánh, cây kẹo hay bộ đồ mới cho con cháu, ông bà, cha mẹ.
Ấy vậy mà giờ đây ATM bị hỏng, rút tiền không có nhưng tài khoản lại bị trừ, họ lo sợ sẽ bị mất tiền. Bên cạnh đó, phần lớn công nhân ở đây không biết chữ nên khi ra giao dịch tại các điểm giao dịch họ hoàn toàn không thể nhớ và ký chính xác được chữ ký của mình nên giao dịch rút tiền của họ cũng trở nên khó khăn hơn.
Ngay lập tức, Ngân hàng phải cử người xuống để hỗ trợ chi lương cho các công nhân ở đây. Và tôi – một giao dịch viên mới vào nghề -không hiểu sao lại được chọn là một trong số các nhân viên được cử đi trong chuyến đi bão táp này. Không nói cũng hiểu được, tôi đã lo sợ và bất an đến thế nào, và không chỉ riêng tôi, ngay cả những anh chị kinh nghiệm lâu năm đi cùng, tất cả đều mang trong mình những nỗi lo chung, đó là khi các công nhân đang bức xúc như vậy họ có thể gây bất lợi, khó khăn và thậm chí nguy hiểm cho nhân viên chúng tôi.
Ngay khi cách cửa khu công nghiệp vừa mở ra, đập vào mắt tôi là hàng chục nghìn những gương mặt với những biểu cảm khác nhau: phẫn nộ, mệt mỏi, lo lắng, bất lực, có những đôi mắt đỏ hoe vì thiếu ngủ, vì khóc cả đêm... Tôi bắt đầu công việc của mình, vừa giao dịch tôi vừa trò chuyện với họ, tâm sự với với họ để giải toả bớt những lo toan và cũng để trấn an chính mình. Đến lúc này tôi mới biết được rằng trong khi tôi đang chăn ấm, nệm êm, say giấc nồng thì họ đã phải trắng đêm chờ đợi, lo lắng cho đến khi nhìn thấy chúng tôi tại nơi đây.
Trong chuyến công tác này, một giao dịch đã để lại trong tôi một cảm xúc và dấu ấn sâu đậm. Trong một giao dịch, có một vị nữ khách mà trạng thái tinh thần và cử chỉ có gì đó không bình thường, cô vội vã bước vào quầy tôi với gương mặt giàn dụa nước mắt, tôi cố gắng bình tĩnh, lấy khắn giấy đưa cho cô và bắt đầu trấn an như đã làm với những người công nhân khác. Điều bất ngờ là cô đã khóc nấc lên rồi chia sẻ với tôi câu chuyện cô đang phải trải qua.
Cô rời làng quê nghèo đến Long An làm công nhân với mong mỏi có một công việc ổn định hơn, đồng lương tốt hơn để lo cho người mẹ đã già yếu. Cô đi làm biền biệt suốt một năm trời, để người mẹ già côi cút ở quê trông ngóng. Vừa sáng nay, cô nhận được tin mẹ của cô đã qua đời, cô đã chờ đợi rất lâu và lo sợ không rút được tiền, không kịp đón xe về quê nhìn mặt mẹ lần cuối. Câu chuyện khiến tôi nghẹn ngào theo và nhanh chóng xử lý giao dịch cho cô. Khi giao dịch kết thúc, cô cầm chặt trong tay số tiền chỉ vỏn vẹn bốn triệu, cô nâng niu như báu vật và hôn lấy hôn để số tiền ấy, bao nhiêu cảm xúc như vỡ òa, cô mừng vì đã có thể kịp đón xe về quê nhìn mặt mẹ mình lần cuối. Nói thật, chưa bao giờ tôi thấy mỗi giao dịch của mình lại mang lại ý nghĩa to lớn cho khách hàng đến như vậy, nhìn từng người, vui mừng hớn hở khi cầm được tiền trên tay, mọi nỗi sợ hãi, lo lắng của họ tan biến đi, mệt nhọc của tôi cũng không còn nữa. Tôi vui cùng nỗi vui của họ và lo lắng, sốt ruột cùng họ khi giao dịch bị lỗi.
Sau chuyến công tác ấy, tôi ý thức hơn về cái nghề của mình, đó không phải là nghề “mặt hoa da phấn” cũng không phải là nghề “làm dâu trăm họ” như mọi người vẫn đồn thổi, Giao dịch viên là phục vụ và giúp đỡ khách hàng, niềm vui và sự hài lòng của khách hàng chính là hạnh phúc của chúng tôi.
Dù rằng hiểu nghề nào cũng thế, luôn có những lần dạt dào cảm xúc và luôn có những lúc khó khăn bủa vây, đặc biệt khi mới vào nghề. Và Giao dịch viên cũng vậy, đã có những lúc tôi tưởng chừng mình không thể trụ vững với cái nghề này.
22/6/2015, ngày đầu tiên tôi bắt đầu cuộc sống của tôi với cương vị mới: “Giao dịch viên Trung tâm Kinh doanh HDBank”. Khoảng thời gian đầu, khi mới bắt đầu công việc quả là một thử thách lớn đối với tôi, tôi bị hụt hẫng vì môi trường làm việc khác với môi trường học đường quá, chẳng ai có thời gian để cầm tay chỉ việc, các chị ai cũng tất bật với công việc của riêng mình và tôi phải tự mình chủ động học hỏi trong mọi việc.
Nửa tháng đầu tiên, công việc của tôi chỉ là photocopy và đi đóng dấu các chứng từ cần thiết. Khi tôi bắt đầu quen hơn, tôi đi theo một chị trong quầy học viết các bảng kê và làm chứng từ, quan sát khi chị hạch toán trên core, ghi chép lại, khi nào vắng khách và giao dịch đơn giản thì xin chị cho lên máy giao dịch với khách dưới sự giám sát của chị.
Hai tháng học việc, tôi cố gắng học hết mọi thứ nhưng chưa bao giờ là đủ, mỗi sáng đều ra khỏi nhà từ sớm và rời khỏi Ngân hàng khi phố đã lên đèn, nỗ lực là thế vẫn không tránh khỏi những sai sót, khiển trách. Đã có lúc cảm thấy ấm ức khi mọi cố gắng trong suốt một quá trình hầu như không ai nhìn thấy, mỗi ngày về nhà với thân xác mệt nhoài, tâm trạng chán nản đến mức nghĩ đến chuyện thôi việc.
Tuy nhiên, trước khi có chuyến công tác đáng nhớ trên, trong thời gian đầu học việc, tôi cũng đã cảm nhận được sự ngọt ngào và động lực mà nghề Giao dịch viên đem lại cho tôi.
Câu chuyện xảy ra đã níu kéo tôi, khiến tôi có động lực để cố gắng, để kiên trì và bền bỉ hơn. Trong một buổi chiều làm việc, tôi gặp một cô khách hàng khá cao tuổi, tôi được biết cô ấy là một khách hàng lớn của ngân hàng, tôi cố gắng để giao dịch của tôi diễn ra một cách suôn sẻ và nhanh chóng, nhưng tôi càng cố thì càng lúng túng và sai sót khiến giao dịch bị chậm trễ để cô phải đợi lâu, ấy vậy mà, cô không hề phàn nàn vẫn rất kiên nhẫn. Vì thời gian giao dịch quá lâu tôi bị cấp trên khiển trách, không chịu đựng được tôi đã bật khóc ngay trước mặt cô khách này. Đang lo lắng cùng với nghẹn ngào bức xúc, một chiếc khăn giấy từ bàn tay người phụ nữ khách hàng VIP đó trao đến cho tôi lau nước mắt và đồng thời kèm sau đó là một viên kẹo ngọt như chưa từng ngọt từ trong túi xách của cô trao cho tôi, cô dỗ dành, an ủi, động viên tôi như một người mẹ dỗ dành đứa con gái nhỏ của mình.
Tôi vẫn nhớ như in từng câu, từng chữ cô nói với tôi: “thôi, con đừng khóc, công việc nào cũng sẽ có những lúc khó khăn như vậy, cố gắng lên con, con như vậy là giỏi hơn con gái của cô ở nhà rồi”. Chính những lời nói đó và hành động ấm áp ấy, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi, giúp tôi có thêm động lực để vượt qua thời khắc khó khăn và tiếp tục gắn bó với nghề.
Chỉ qua một thời gian ngắn làm việc, ngoài câu chuyện về chuyến công tác Long An đáng nhớ và người Phụ nữ khách hàng VIP kể trên, tôi cũng đã may mắn có cho mình những khách hàng đặc biệt, mà khi mỗi khi muốn đến giao dịch, thì đều gọi đến và hỏi xem cô giao dịch viên tên Vân Anh hôm nay có đi làm không? Nếu hôm ấy tôi có đi làm thì họ sẽ lên giao dịch, và thậm chí ngồi chờ để được giao dịch với tôi.
Người ta vẫn hay có câu: “Bạn không cần có một trăm người khách chỉ ghé đến một lần, bạn chỉ cần có một người khách ghé lại một trăm lần là bạn đã thành công”. Tôi tự hào, vui sướng khi có những người khách hàng như vậy, những người khách hàng mà khi họ đi về quê vẫn không quên mang cho tôi cùng các chị trong quầy những trái ổi, trái xoài ngọt lịm mà họ đã cất công mang từ quê nhà lên, hay thậm chí là khi họ bộn bề với công việc ở nước ngoài xa xôi vẫn không quên mang về những hộp chocolate, những món quà lưu niệm. Dù tám hay mười tiếng làm việc có căng thẳng như thế nào, nhưng khi nhận được những tình cảm quý mến từ khách hàng thì cảm thấy công việc thật sự ý nghĩa, thật sự đáng tự hào và là nguồn động lực lớn để có thể vượt qua những thời khắc khó khăn và bộn bề của áp lực công việc. Và cũng chẳng biết tự bao giờ, tôi yêu cái nghề của tôi đến lạ.
Nếu bạn nào chưa trải qua công việc này chắc chắn bạn sẽ không thể nào tưởng tượng được cảm giác vui sướng và hạnh phúc mà tôi đã từng trải qua đâu. Tôi tin như vậy. Tin để rồi sau này, dẫu có không còn ở vị trí giao dịch viên đi nữa, thì tôi vẫn có cho mình những điều tốt đẹp và những mối quan hệ tuyệt vời mà nghề này mang lại cho tôi.
LTS: Từ nay đến 30/9/2017, CafeF phối hợp với Báo điện tử Trí thức trẻ tổ chức cuộc thi viết "Nghề Tài chính - Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang" nhằm tôn vinh những giá trị đẹp mà nghề đem lại, phê phán những điều chưa đẹp đồng thời truyền cảm hứng cho những người mới vào nghề.
Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây bài dự thi của độc giả Nguyễn Ngọc Vân Anh chia sẻ về câu chuyện khởi nghề giao dịch viên.
------------------
Đã bao giờ bạn phải đối diện với sự phẫn nộ và mệt mỏi vì chờ đợi của hàng chục nghìn công nhân?
Đã bao giờ bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc đến rơi nước mắt của một người khi cầm trên tay vỏn vẹn bốn triệu đồng?
Đã bao giờ bạn bị đắm chìm trong cảm giác lo sợ sẽ không kịp nhìn thấy người thân yêu của mình lần cuối?
Tôi – một cô gái trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề - vậy nhưng đã được trải nghiệm tất cả những cảm xúc đó – Đó là câu chuyện khởi nghề Giao dịch viên của chính tôi.
Đó là vào mùa Tết năm 2016, một ngày 27 Tết thật vất vả và đầy cảm xúc.
Sáng hôm ấy, Ngân hàng tôi nhận được tin báo hệ thống ATM ở Long An bị lỗi, hàng chục nghìn công nhân của các khu công nghiệp bức xúc vây quanh các ATM. Không bức xúc sao được vì cả một năm dài ròng rã, cực lực làm việc, tích góp từng chút chỉ mong đến ngày Tết để được trở về nhà thăm gia đình, mua cái bánh, cây kẹo hay bộ đồ mới cho con cháu, ông bà, cha mẹ.
Ấy vậy mà giờ đây ATM bị hỏng, rút tiền không có nhưng tài khoản lại bị trừ, họ lo sợ sẽ bị mất tiền. Bên cạnh đó, phần lớn công nhân ở đây không biết chữ nên khi ra giao dịch tại các điểm giao dịch họ hoàn toàn không thể nhớ và ký chính xác được chữ ký của mình nên giao dịch rút tiền của họ cũng trở nên khó khăn hơn.
Ngay lập tức, Ngân hàng phải cử người xuống để hỗ trợ chi lương cho các công nhân ở đây. Và tôi – một giao dịch viên mới vào nghề -không hiểu sao lại được chọn là một trong số các nhân viên được cử đi trong chuyến đi bão táp này. Không nói cũng hiểu được, tôi đã lo sợ và bất an đến thế nào, và không chỉ riêng tôi, ngay cả những anh chị kinh nghiệm lâu năm đi cùng, tất cả đều mang trong mình những nỗi lo chung, đó là khi các công nhân đang bức xúc như vậy họ có thể gây bất lợi, khó khăn và thậm chí nguy hiểm cho nhân viên chúng tôi.
Ngay khi cách cửa khu công nghiệp vừa mở ra, đập vào mắt tôi là hàng chục nghìn những gương mặt với những biểu cảm khác nhau: phẫn nộ, mệt mỏi, lo lắng, bất lực, có những đôi mắt đỏ hoe vì thiếu ngủ, vì khóc cả đêm... Tôi bắt đầu công việc của mình, vừa giao dịch tôi vừa trò chuyện với họ, tâm sự với với họ để giải toả bớt những lo toan và cũng để trấn an chính mình. Đến lúc này tôi mới biết được rằng trong khi tôi đang chăn ấm, nệm êm, say giấc nồng thì họ đã phải trắng đêm chờ đợi, lo lắng cho đến khi nhìn thấy chúng tôi tại nơi đây.
Trong chuyến công tác này, một giao dịch đã để lại trong tôi một cảm xúc và dấu ấn sâu đậm. Trong một giao dịch, có một vị nữ khách mà trạng thái tinh thần và cử chỉ có gì đó không bình thường, cô vội vã bước vào quầy tôi với gương mặt giàn dụa nước mắt, tôi cố gắng bình tĩnh, lấy khắn giấy đưa cho cô và bắt đầu trấn an như đã làm với những người công nhân khác. Điều bất ngờ là cô đã khóc nấc lên rồi chia sẻ với tôi câu chuyện cô đang phải trải qua.
Cô rời làng quê nghèo đến Long An làm công nhân với mong mỏi có một công việc ổn định hơn, đồng lương tốt hơn để lo cho người mẹ đã già yếu. Cô đi làm biền biệt suốt một năm trời, để người mẹ già côi cút ở quê trông ngóng. Vừa sáng nay, cô nhận được tin mẹ của cô đã qua đời, cô đã chờ đợi rất lâu và lo sợ không rút được tiền, không kịp đón xe về quê nhìn mặt mẹ lần cuối. Câu chuyện khiến tôi nghẹn ngào theo và nhanh chóng xử lý giao dịch cho cô. Khi giao dịch kết thúc, cô cầm chặt trong tay số tiền chỉ vỏn vẹn bốn triệu, cô nâng niu như báu vật và hôn lấy hôn để số tiền ấy, bao nhiêu cảm xúc như vỡ òa, cô mừng vì đã có thể kịp đón xe về quê nhìn mặt mẹ mình lần cuối. Nói thật, chưa bao giờ tôi thấy mỗi giao dịch của mình lại mang lại ý nghĩa to lớn cho khách hàng đến như vậy, nhìn từng người, vui mừng hớn hở khi cầm được tiền trên tay, mọi nỗi sợ hãi, lo lắng của họ tan biến đi, mệt nhọc của tôi cũng không còn nữa. Tôi vui cùng nỗi vui của họ và lo lắng, sốt ruột cùng họ khi giao dịch bị lỗi.
Sau chuyến công tác ấy, tôi ý thức hơn về cái nghề của mình, đó không phải là nghề “mặt hoa da phấn” cũng không phải là nghề “làm dâu trăm họ” như mọi người vẫn đồn thổi, Giao dịch viên là phục vụ và giúp đỡ khách hàng, niềm vui và sự hài lòng của khách hàng chính là hạnh phúc của chúng tôi.
Dù rằng hiểu nghề nào cũng thế, luôn có những lần dạt dào cảm xúc và luôn có những lúc khó khăn bủa vây, đặc biệt khi mới vào nghề. Và Giao dịch viên cũng vậy, đã có những lúc tôi tưởng chừng mình không thể trụ vững với cái nghề này.
22/6/2015, ngày đầu tiên tôi bắt đầu cuộc sống của tôi với cương vị mới: “Giao dịch viên Trung tâm Kinh doanh HDBank”. Khoảng thời gian đầu, khi mới bắt đầu công việc quả là một thử thách lớn đối với tôi, tôi bị hụt hẫng vì môi trường làm việc khác với môi trường học đường quá, chẳng ai có thời gian để cầm tay chỉ việc, các chị ai cũng tất bật với công việc của riêng mình và tôi phải tự mình chủ động học hỏi trong mọi việc.
Nửa tháng đầu tiên, công việc của tôi chỉ là photocopy và đi đóng dấu các chứng từ cần thiết. Khi tôi bắt đầu quen hơn, tôi đi theo một chị trong quầy học viết các bảng kê và làm chứng từ, quan sát khi chị hạch toán trên core, ghi chép lại, khi nào vắng khách và giao dịch đơn giản thì xin chị cho lên máy giao dịch với khách dưới sự giám sát của chị.
Hai tháng học việc, tôi cố gắng học hết mọi thứ nhưng chưa bao giờ là đủ, mỗi sáng đều ra khỏi nhà từ sớm và rời khỏi Ngân hàng khi phố đã lên đèn, nỗ lực là thế vẫn không tránh khỏi những sai sót, khiển trách. Đã có lúc cảm thấy ấm ức khi mọi cố gắng trong suốt một quá trình hầu như không ai nhìn thấy, mỗi ngày về nhà với thân xác mệt nhoài, tâm trạng chán nản đến mức nghĩ đến chuyện thôi việc.
Tuy nhiên, trước khi có chuyến công tác đáng nhớ trên, trong thời gian đầu học việc, tôi cũng đã cảm nhận được sự ngọt ngào và động lực mà nghề Giao dịch viên đem lại cho tôi.
Câu chuyện xảy ra đã níu kéo tôi, khiến tôi có động lực để cố gắng, để kiên trì và bền bỉ hơn. Trong một buổi chiều làm việc, tôi gặp một cô khách hàng khá cao tuổi, tôi được biết cô ấy là một khách hàng lớn của ngân hàng, tôi cố gắng để giao dịch của tôi diễn ra một cách suôn sẻ và nhanh chóng, nhưng tôi càng cố thì càng lúng túng và sai sót khiến giao dịch bị chậm trễ để cô phải đợi lâu, ấy vậy mà, cô không hề phàn nàn vẫn rất kiên nhẫn. Vì thời gian giao dịch quá lâu tôi bị cấp trên khiển trách, không chịu đựng được tôi đã bật khóc ngay trước mặt cô khách này. Đang lo lắng cùng với nghẹn ngào bức xúc, một chiếc khăn giấy từ bàn tay người phụ nữ khách hàng VIP đó trao đến cho tôi lau nước mắt và đồng thời kèm sau đó là một viên kẹo ngọt như chưa từng ngọt từ trong túi xách của cô trao cho tôi, cô dỗ dành, an ủi, động viên tôi như một người mẹ dỗ dành đứa con gái nhỏ của mình.
Tôi vẫn nhớ như in từng câu, từng chữ cô nói với tôi: “thôi, con đừng khóc, công việc nào cũng sẽ có những lúc khó khăn như vậy, cố gắng lên con, con như vậy là giỏi hơn con gái của cô ở nhà rồi”. Chính những lời nói đó và hành động ấm áp ấy, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi, giúp tôi có thêm động lực để vượt qua thời khắc khó khăn và tiếp tục gắn bó với nghề.
Chỉ qua một thời gian ngắn làm việc, ngoài câu chuyện về chuyến công tác Long An đáng nhớ và người Phụ nữ khách hàng VIP kể trên, tôi cũng đã may mắn có cho mình những khách hàng đặc biệt, mà khi mỗi khi muốn đến giao dịch, thì đều gọi đến và hỏi xem cô giao dịch viên tên Vân Anh hôm nay có đi làm không? Nếu hôm ấy tôi có đi làm thì họ sẽ lên giao dịch, và thậm chí ngồi chờ để được giao dịch với tôi.
Người ta vẫn hay có câu: “Bạn không cần có một trăm người khách chỉ ghé đến một lần, bạn chỉ cần có một người khách ghé lại một trăm lần là bạn đã thành công”. Tôi tự hào, vui sướng khi có những người khách hàng như vậy, những người khách hàng mà khi họ đi về quê vẫn không quên mang cho tôi cùng các chị trong quầy những trái ổi, trái xoài ngọt lịm mà họ đã cất công mang từ quê nhà lên, hay thậm chí là khi họ bộn bề với công việc ở nước ngoài xa xôi vẫn không quên mang về những hộp chocolate, những món quà lưu niệm. Dù tám hay mười tiếng làm việc có căng thẳng như thế nào, nhưng khi nhận được những tình cảm quý mến từ khách hàng thì cảm thấy công việc thật sự ý nghĩa, thật sự đáng tự hào và là nguồn động lực lớn để có thể vượt qua những thời khắc khó khăn và bộn bề của áp lực công việc. Và cũng chẳng biết tự bao giờ, tôi yêu cái nghề của tôi đến lạ.
Nếu bạn nào chưa trải qua công việc này chắc chắn bạn sẽ không thể nào tưởng tượng được cảm giác vui sướng và hạnh phúc mà tôi đã từng trải qua đâu. Tôi tin như vậy. Tin để rồi sau này, dẫu có không còn ở vị trí giao dịch viên đi nữa, thì tôi vẫn có cho mình những điều tốt đẹp và những mối quan hệ tuyệt vời mà nghề này mang lại cho tôi.
Comments
Post a Comment