Nâng cao hiệu lực diều hành chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam

Nâng cao hiệu lực điều hành chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam

27/11/2018

Ngày 26/11/2018, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Nâng cao hiệu lực điều hành chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam”. Hội thảo do TS. Bùi Tín Nghị - Giám đốc Học viện Ngân hàng và ông Đỗ Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có đại diện đến từ các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế và các nhà khoa học.
Quang cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Bùi Tín Nghị cho biết, chính sách giám sát an toàn vĩ mô là hệ thống các công cụ an toàn để hạn chế rủi ro hệ thống nhằm giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính. Không những thế, chính sách giám sát an toàn vĩ mô còn được kỳ vọng có thể đưa ra những dự báo và ứng phó với những mất cân đối tài chính bất ngờ, qua đó giảm thiểu những hậu quả kinh tế vĩ mô nghiêm trọng.
Theo ông Bùi Tín Nghị, việc nghiên cứu hệ thống các công cụ và hiệu lực truyền dẫn của chính sách an toàn vĩ mô là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập tài chính sâu rộng của Việt Nam hiện nay. Hội thảo là cơ hội để những nhà lập chính sách, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học quan tâm tới chủ đề này đóng góp những ý kiến nhằm phân tích, đánh giá hiệu lực của cơ chế truyền dẫn chính sách giám sát ATVM đến các mục tiêu trung gian: tăng trưởng tín dụng, tỷ giá... Qua đó nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống tài chính, giảm thiểu những hậu quả kinh tế vĩ mô.
Thực hiện khuyến nghị của IMF/WB, Chính phủ đã giao NHNN thực hiện nhiệm vụ ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính thông qua xây dựng biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính. NHNN đã ban hành Quyết định số 2563-QĐ/NHNN ngày 31/12/2016 về việc ban hành Quy chế giám sát rủi ro hệ thống, qua đó từng bước chuẩn hoá và hoàn thiện các bước giám sát rủi ro hệ thống từ theo dõi, nhận diện rủi ro đến đánh giá và đưa ra các cảnh báo, kiến nghị. Hiện Việt Nam chưa chính thức ban hành bộ công cụ chính sách an toàn vĩ mô. Nhìn lại thời gian qua, có thể thấy NHNN đã áp dụng một số công cụ an toàn vĩ mô như: trần tăng trưởng tín dụng; giới hạn tín dụng đối với lĩnh vực không khuyến khích...
Trao đổi tại Hội thảo, ông Đỗ Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính đã đưa ra một số khuyến nghị trong xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh ở việc hoàn thiện cơ sở pháp lý thông qua việc tăng cường và hoàn thiện các quy định pháp lý về ổn định tài chính của các bên liên quan. Mặt khác, ông Hùng cũng khuyến nghị Luật NHNN cần được sửa đổi để kết hợp ổn định tài chính là một chức năng rõ ràng; thiết lập Hội đồng/Uỷ ban Quốc gia về ổn định tài chính...
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng cùng nhau thảo luận, chia sẻ quan điểm về công tác thực thi, điều hành chính sách an toàn vĩ mô quốc tế và Việt Nam; Đánh giá thực trạng điều hành chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam, các kênh truyền dẫn, các nhân tố tác động đến kênh truyền dẫn và hiệu lực kênh truyền dẫn của chính sách an toàn vĩ mô; Các chỉ số giám sát rủi ro hệ thống, các công cụ chính sách an toàn vĩ mô nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro hệ thống, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm thực thi hiệu quả chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam.
NH








Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu