Áp lực, chỉ tiêu chẳng là gì, tôi thấy làm ngân hàng khó nhất là phải đấu tranh với đồng tiền [Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang]
Tôi còn nhớ như in cái ngày đầu tiên khi bước vào bên trong quầy giao
dịch khi nhìn thấy tiền được bó hàng chục bó và đổ ra trên bàn cùng với
mấy chị nhân viên ngân quỹ đang đếm tiền, mắt tôi cứ sáng loá, ước gì
mình có cục tiền như vậy.Tôi cũng từng nghĩ chắc mình lấy đi vài tờ cũng
chẳng ai biết...
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Lê Trần Kiều Chinh-Sacombank-CN Đà Nẵng gửi tới cuộc thi viết về Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
---------------
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy mưa nắng và khắc khổ, tôi may mắn được sống trong 1 gia đình viên chức ấm êm. Tuy vậy, ngày xưa ấy gia đình tôi còn nghèo lắm, đồng lương nhà nước của ba thời thập niên 90, đồng tiền tần tảo bán buôn của mẹ phải chắt chiu, tần tiện lắm mới nuôi đủ chị em tôi ăn học. Là chị cả trong nhà nên từ thời niên thiếu tôi đã thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình, xác định được vai trò của mình đối với ba mẹ và em tôi. Trong đầu tôi lúc nào cũng lo nghĩ đến tiền và luôn khát khao có được nhiều tiền để lo cho ba mẹ, cho em và giúp gia đình thoát khổ.
May mắn thay, tôi được học nNgành Ngân hàng rồi được công tác tại Ngân hàng lớn mạnh và có tiếng tăm hiện nay với công việc giao dịch viên. Tôi còn nhớ như in cái ngày đầu tiên khi bước vào bên trong quầy giao dịch khi nhìn thấy tiền được bó hàng chục bó và đổ ra trên bàn cùng với mấy chị nhân viên ngân quỹ đang đếm tiền, mắt tôi cứ sáng loá, ước gì mình có cục tiền như vậy, mình sẽ xây nhà lầu cho ba mẹ, mua cho thằng em chiếc xe máy, vân vân và vân vân, trong đầu tôi còn nghĩ chắc mình lấy đi vài tờ không ai biết đâu nhỉ????
Nhưng không, trước khi bắt đầu nhận việc, môn học đầu tiên trong giáo trình đào tạo của Ngân hàng nơi tôi làm việc là bộ môn "Quy tắc đạo đức nghề nghiệp". Hiểu rõ được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với một nhân viên ngân hàng, bản thân tôi nắm vững được các yêu cầu về tuân thủ và nhận thức được hậu quả của việc không thủ nên tôi luôn tự nhắc nhở mình về hành vi thái độ ứng xử và loại bỏ cái suy nghĩ tiêu cực như tôi đã nghĩ khi thấy tiền.
Thế mà đã trải qua mấy năm trong nghề giao dịch viên tôi thấy công việc, khách hàng, áp lực, chỉ tiêu cũng không khó khăn vất vả gì nhiều so với khó khăn nhất là sự đấu tranh với đồng tiền, với cám dỗ để giành lại đạo đức. Đã không ít lần tôi bị đồng tiền thúc dục lôi kéo vì hoàn cảnh gia đình, vì cuộc sống nhưng tôi đã không vấp ngã và vượt qua để chiến thắng chính bản thân mình khi có nhiều lần khách hàng nộp thừa đến chục triệu, mặc dù hành vi của tôi có thể không ai biết được nhưng rồi tôi quyết định gọi cho khách hàng lên và trả lại, sau mỗi lần như vậy tôi thấy nhẹ nhõm, thanh thản và thoải mái, tươi vui hơn là khi có được niềm tin của khách hàng và những điều giản đơn đó không phải có tiền là mua được.
Từ đó tôi hiểu được rằng bên cạnh trình độ chuyên môn, thì yếu tố đạo đức nghề nghiệp luôn đặt lên hàng đầu nhất là trong thời gian gần đây không ít các vụ “tai tiếng” bởi cán bộ ngân hàng gây nên. Những vụ tiêu cực của một số cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp đã tạo nên những vết "nhơ" cho ngành, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh.
Tôi rất hiểu mỗi công việc của người cán bộ ngân hàng, dù là công việc gì và ở bất cứ lĩnh vực công tác nào đều gắn trên vai một trọng trách, và trách nhiệm rất cao, mọi công việc đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiền, với công việc hàng ngày cứ lập đi lập lại tưởng chừng như những việc đơn giản, bình thường, nhưng cũng với những công việc đó, đã nhiều người không đấu tranh để thắng được chính mình, không thể vượt qua sự quyến rũ của đồng tiền. Vậy nên với những sẻ chia này của tôi, tôi hi vọng rằng chúng ta mỗi người nhân viên ngân hàng đều thấu hiểu được và giữ cho mình một đạo đức vững chắc trước sự mê hoặc của đồng tiền, những cám dỗ vật chất không làm chúng ta động lòng, những kẽ hở nghiệp vụ chúng ta cũng không lợi dụng để những tiêu cực, những vết "nhơ" về ngành sẽ không còn tồn tại nữa và góp phần vào sự phát triển đất nước vững mạnh.
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Lê Trần Kiều Chinh-Sacombank-CN Đà Nẵng gửi tới cuộc thi viết về Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
---------------
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy mưa nắng và khắc khổ, tôi may mắn được sống trong 1 gia đình viên chức ấm êm. Tuy vậy, ngày xưa ấy gia đình tôi còn nghèo lắm, đồng lương nhà nước của ba thời thập niên 90, đồng tiền tần tảo bán buôn của mẹ phải chắt chiu, tần tiện lắm mới nuôi đủ chị em tôi ăn học. Là chị cả trong nhà nên từ thời niên thiếu tôi đã thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình, xác định được vai trò của mình đối với ba mẹ và em tôi. Trong đầu tôi lúc nào cũng lo nghĩ đến tiền và luôn khát khao có được nhiều tiền để lo cho ba mẹ, cho em và giúp gia đình thoát khổ.
May mắn thay, tôi được học nNgành Ngân hàng rồi được công tác tại Ngân hàng lớn mạnh và có tiếng tăm hiện nay với công việc giao dịch viên. Tôi còn nhớ như in cái ngày đầu tiên khi bước vào bên trong quầy giao dịch khi nhìn thấy tiền được bó hàng chục bó và đổ ra trên bàn cùng với mấy chị nhân viên ngân quỹ đang đếm tiền, mắt tôi cứ sáng loá, ước gì mình có cục tiền như vậy, mình sẽ xây nhà lầu cho ba mẹ, mua cho thằng em chiếc xe máy, vân vân và vân vân, trong đầu tôi còn nghĩ chắc mình lấy đi vài tờ không ai biết đâu nhỉ????
Nhưng không, trước khi bắt đầu nhận việc, môn học đầu tiên trong giáo trình đào tạo của Ngân hàng nơi tôi làm việc là bộ môn "Quy tắc đạo đức nghề nghiệp". Hiểu rõ được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với một nhân viên ngân hàng, bản thân tôi nắm vững được các yêu cầu về tuân thủ và nhận thức được hậu quả của việc không thủ nên tôi luôn tự nhắc nhở mình về hành vi thái độ ứng xử và loại bỏ cái suy nghĩ tiêu cực như tôi đã nghĩ khi thấy tiền.
Thế mà đã trải qua mấy năm trong nghề giao dịch viên tôi thấy công việc, khách hàng, áp lực, chỉ tiêu cũng không khó khăn vất vả gì nhiều so với khó khăn nhất là sự đấu tranh với đồng tiền, với cám dỗ để giành lại đạo đức. Đã không ít lần tôi bị đồng tiền thúc dục lôi kéo vì hoàn cảnh gia đình, vì cuộc sống nhưng tôi đã không vấp ngã và vượt qua để chiến thắng chính bản thân mình khi có nhiều lần khách hàng nộp thừa đến chục triệu, mặc dù hành vi của tôi có thể không ai biết được nhưng rồi tôi quyết định gọi cho khách hàng lên và trả lại, sau mỗi lần như vậy tôi thấy nhẹ nhõm, thanh thản và thoải mái, tươi vui hơn là khi có được niềm tin của khách hàng và những điều giản đơn đó không phải có tiền là mua được.
Từ đó tôi hiểu được rằng bên cạnh trình độ chuyên môn, thì yếu tố đạo đức nghề nghiệp luôn đặt lên hàng đầu nhất là trong thời gian gần đây không ít các vụ “tai tiếng” bởi cán bộ ngân hàng gây nên. Những vụ tiêu cực của một số cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp đã tạo nên những vết "nhơ" cho ngành, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh.
Tôi rất hiểu mỗi công việc của người cán bộ ngân hàng, dù là công việc gì và ở bất cứ lĩnh vực công tác nào đều gắn trên vai một trọng trách, và trách nhiệm rất cao, mọi công việc đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiền, với công việc hàng ngày cứ lập đi lập lại tưởng chừng như những việc đơn giản, bình thường, nhưng cũng với những công việc đó, đã nhiều người không đấu tranh để thắng được chính mình, không thể vượt qua sự quyến rũ của đồng tiền. Vậy nên với những sẻ chia này của tôi, tôi hi vọng rằng chúng ta mỗi người nhân viên ngân hàng đều thấu hiểu được và giữ cho mình một đạo đức vững chắc trước sự mê hoặc của đồng tiền, những cám dỗ vật chất không làm chúng ta động lòng, những kẽ hở nghiệp vụ chúng ta cũng không lợi dụng để những tiêu cực, những vết "nhơ" về ngành sẽ không còn tồn tại nữa và góp phần vào sự phát triển đất nước vững mạnh.
Comments
Post a Comment