Nhiệm vụ của NHNN dược giao trong việc thực hiện cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Nhiệm vụ của NHNN được giao trong việc thực hiện cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
14/11/2018
Tại Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ
về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu
cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải
pháp, cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là cắt giảm các chi phí bất hợp lý,
tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam được Chính phủ giao triển khai nhiều nhiệm vụ liên quan đến chi phí
tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào
sản xuất, kinh doanh, cụ thể:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên
cứu xây dựng hành lang pháp lý cho các ngân hàng thương mại nghiên cứu và phát
triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ví dụ: Nghĩa vụ thanh
toán ngân hàng (BPO-Bank Payment Obligation), Tài trợ chuỗi giá trị (Value Chain
Finance), vv.
Nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phù
hợp nhằm đẩy mạnh, kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận
các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, kinh doanh của các định chế tài chính quốc tế, phù
hợp với các nguyên tắc thị trường.
Cùng với đó, tạo thuận lợi cho các tổ
chức tín dụng tiếp cận thông tin tín dụng của khách hàng vay tại Trung tâm
thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch
các quy định cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân, doanh
nghiệp có cơ sở tiếp cận, lựa chọn dịch vụ, chi phí phù hợp và có cơ sở để giám
sát chất lượng dịch vụ.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh
toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến (thanh toán di động, ví
điện tử, QRCode, v.v.) để giảm chi phí phát sinh trong hoạt động thanh toán tại
Việt Nam.
Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công
cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm
phát, tạo nền tảng cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay khi có điều
kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.
CKH
Comments
Post a Comment